Tháng𓄧 12/2022, khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thành l﷽ập chính phủ để lên nắm quyền, phong trào Hồi giáo Hamas tổ chức một cuộc tuần hành lớn tại khu Katiba ở Dải Gaza với sự tham gia của hàng chục nghìn người ủng hộ, nhân kỷ niệm 35 năm thành lập tổ chức.
Tại buổi lễ, khi các chiến binh mặc đồng phục đen diễu hành qua đám đông, Yehiya Sinwar, thủ lĩnh c🦄hính trị Hamas, tuyên bố người Palestine đang đứng trước "cuộc đối đầu công khai" với Israel, cho rằng lực lượng Israel đang 🔯đe dọa đền thiêng al-Aqsa ở Jerusalem.
"Chúng tôi sẽ đáp trả các người bằng vô số loạt rocket, chúng tôi sẽ tiến vào với vô số tay súng", Sinwar nói, cáo buộc Thủ tướng Netanyahu đang tìm cách phát động "chiến tranh tôn giáo" �💝�nhắm vào người Palestine.
Gần 10 tháng sau, nhữngꦿ lời đe dọa của Sinwar trở thành hiện thực. Hamas ngày 7/10 phóng hàng nghìn quả rocket vào các đô thị, khu định cư trên khắp lãnh thổ, sꩵau đó các tay súng từ Dải Gaza ồ ạt tràn qua biên giới, phát động một trong những cuộc tấn công lớn nhất vào Israel trong nhiều thập kỷ, khiến hơn 600 người thiệt mạng.
Hành động của nhóm vũ trang này đã khiến căng thẳng giữa họ với Tel Aviv leo thang đến đỉnh điểm. Israel ngay sau đó phát động chiến dịch không kích nhằm trả đũa, tuyên bố sẽ "hủy diệt Hamas".🍒 Hơn൲ 400 người Palestine trên Dải Gaza đã thiệt mạng vì các đòn đáp trả này.
Là nhóm Hồi giáo vũ trang lớn nhất trên lãnh thổ Palestine, Hamas hiện cai quản Dải Gaza, khu vực có d♍iện tích hơn 360 km2 với dân số hơn hai triệu người, n🌜hưng bị Israel phong tỏa.
Phong trào Kháng chiến Hồi giáo, viết tắt là Hamas, được thành lập ở Gaza vào năm 1987 bởi lãnh tụ Hồi giáo Sheikh Ahmed Yasin và phụ tá của ông, Abdul꧒ Aziz al-Rantissi, ngay sau khi phong trào intifada đầu tiên nổ ra. Intifada là phong trào nổi dậy của người Palestine chống lạiღ việc Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ của họ.
Hamas khởi đầu với tư cách là đại diện của Palestine trong phong trào Anh em Hồi giáo bắt nguồn tại Ai Cập, sau đó tự thành lập một cánh quân sự mang tên Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassam nhằm the♉o đuổi cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Israel với mục đích giải phóng Palestine.
Từ thời La Mã, vùng đất Palestine cổ xưa gồm lãnh thổ Israel ngày nay cùng Đông Jerusalem và hai๊ khu vực Bờ Tây và Dải Gaza. Đây cũng là vùng đất của các vương quốc Do Thái ꦛtrong Kinh thánh và được người Do Thái coi là quê hương xa xưa.
Israel tuyên bố thành lập nh♏à nước vào năm 1948, nhưng nhiều người không công nhận quyền tồn tại của Israel vẫn gọi vùng lãnh thổ này là Palestine. Người Palestine cũng sử dụng tên Palestine như một thuật ngữ bao trùm cho Bờ Tây, Dả🐽i Gaza và Đông Jerusalem.
Hamas nhận được sự ủng hộ của nhiều người 🌳Palestine khi đó, bởi nhóm này khước từ mọi biện pháp♛ hòa bình và chủ trương sử dụng các chiến thuật bạo lực chống lại sự chiếm đóng của Israel.
Kể từ đó, Hamas đã thực hiện h🌟àng loạt cuộc tấn công tự sát nhằm vào thường dân Israel cũng như bắt cóc và giết binh lính Israel. Mỹ nằm trong số các quốc gia coi Hamas là🅺 tổ chức khủng bố.
Sau hiệp định Oslo năm 1993, hầu hết Dải Gaza nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Palestine mới thành lập. Tuy nhiên, bạo lực lan rộng tại khu vực sau khi phong trào intifada lần thứ hai của người Palestine khởi phát vào năm 2000. Để đối phó, Israel bắt đầu xây dựng các hàng rào an ninh chắn giữa Dải Gaza với lãnh thổ nướ🤡c này, cũng như tại biên giới với Ai Cập.
Năm 2005, dưới thời thủ tướng Ariel Sharon, Israel đơn phương quyết định "rời bỏ" Gaza, không những rút quân khỏi khu vực🎀, mà còn cả 8.000 người Israel đang sinh sống tronꦛg các khu định cư ở đây.
Một năm sau khi Israel rút quân khỏi Gaza, Hamas đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp của người Palestine, đánh bại lực lượng Fatah trung thành với Mahmoud Abbas, người đứng đầu Chính quyềಌn Palestine và Tổ chức Giải p𓆉hóng Palestine (PLO).
Fatah từ chối công nhận kết quả cuộc bầu cử, khiến xung đột vũ trang giữa hai nhóm của người Palestine nổ 🦹ra ở Gaza. Năm 2007, Hamas lꦕật đổ Chính quyền Palestine do Fatah lãnh đạo và giành quyền kiểm soát toàn bộ Dải Gaza.
Dù cả Hamas và Fatah đều hướng tới mục đích chung là xây dựng nhà nước Palestine trên lãnh thꦚổ bị Israel chiếm đóng vào năm 1🦩967, trong đó có Đông Jerusalem, Dải Gaza và Bờ Tây, hai nhóm này vẫn có những khác biệt rất lớn.
Trong khi lý tưởng của Hamas là Hồi giáo, phong trào Fatah lại theo đuổi đường lối thế tục. Hamas không thừa💛 nhận nhà nước Israel, muốn áp dụng chiến lược kháng cự vũ trang chống lại Israel, còn Fatah thừa nhận nhà nước Do Thái và muốn theo đuổi đàm phán.
Các lãnh đạo Hamas nhiều lần đe dọa sẽ xóa sổ nhà nước I✱srael💝 và trục xuất tất cả người Do Thái khỏi khu vực. Nhóm ủng hộ quan điểm không khoan nhượng trong nỗ lực thành lập một nhà nước Palestine dựa trên chủ nghĩa Hồi giáo chính thống trải dài từ phía đông Địa Trung Hải đến sông Jordan.
"Chúng ta sẽ không từ bỏ một tấc đất quê hương của ng♚ười Palestine", Khaled Meshaal, thủ lĩnh lưu vong của Hamas cho biết vào năm 2017. Hamas cũng phản đối kịch liệt hiệp định hòa bình Oslo do Israel và PLO đàm phán vào giữa những năm 1990.
Trong những năm đầu Hamas nắm quyền ở Dải Gaza, họ được người Palestine đón nhận rộng rãi 💧như là nhóm sẵn sàng chống lại Israel mạnh mẽ nhất, được một số người coi là ít tham nhũng hơn và có tổ chức tốt hơn Chính quyền Palestine.
Nhưng tâm lý bất mãn ngày càng tăng khi cuộc sống của ngư🃏ời Palestine ở Dải Gaza trở nên tồi tệ hơn, khi bị Israeꦏl và Ai Cập phong tỏa nhiều năm. Một số người cảm thấy các cuộc tấn công vũ trang của nhóm này đã gây thiệt hại cho cuộc sống dân thường Palestine.
Về chính sách đối ngoại, Hamas là thành viên trong một liên minh khu vực gồm Iran, Syria và nhóm Hezbollah ở Lebanon, vốn phản đối chính sác🍒h của Mỹ ở Trung Đông và Israel.
Tại Dải Gaza, Hamas và Jihad Hồi giáo, nhóm vũ trang lớn thứ hai trong khu vực, thường xuyê🌳n đoàn kết chống lại Israel.
Jihad Hồi giáo thường hoạt động độc🦄 lập với Hamas và tập trung chủ yếu vào đối đầu quân sự. Trong một số trường hợp, Hamas đã gây áp lực lên Jihad Hồi giáo để ngăn các cuộc tấn công hoặc trả đũa nhằm vào Israel hay đứng bên lề khi nhóm này đụng độ với Israel, khiến mối quan hệ giữa hai lực lượng gần đây trở nên căng thẳng.
Một trong nhữ🅰ng bên ủng hộ mạnh mẽ nhất của Hamas là Iran, quốc gia được coi là "kình địch" với Israel trong khu vực. Mỹ và các đồng minh cáo buộc Iran đã cung cấp vũ khí, công nghệ để Hamas sở hữu khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Israel.
Ghazi Hamad, người phát ngôn của Hamas, ngày 8/10 trả lời phỏng vấn với BBC rằng Iran đã "hỗ trợ trực tiếp" cho tổ chức vũ trang Palest𒐪ine này mở cuộc tấn công từ Dải Gaza vào I🌃srael.
Chính phủ Iran chưa xác nhận hỗ trợ Hamas. Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau khi Hamas phát động tấn công, Rahim Safavi, cố vấn của🥂 Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei, đã gửi lời chúc mừng Hamas. Ông nhấn mạnh Tehran sẽ tiếp tục ủng hộ các chiến binh Palestine "cho đến khi Palestine và Jerusalem được giải phóng".
Người phát ngôn của Hamas Khaled Qadomi cho hay nhóm thực hiện hoạt động quân sự của mình để đáp 💜trả những "hành động tàn bạo" mà người Palestine phải hứng chịu tr✃ong nhiều thập kỷ.
"Chúng tôi muốn cộng đồng quốc tế giúp chấm dứt hành động tàn bạo chống lại người dân Palestine ở Gaza, những thánh địa của chúng tôi như al-Aqsa. Tất cả những điều đó là lý do đằng sau việc chúng tôi m💯ở chiến dịch này", Qadomi nói.
Os﷽ama Hamdan, một phát ngôn viên khác của Hamas, cho hay nhóm không nhắm vào d🍃ân thường, song các video do chính Hamas công bố cho thấy họ đã bắt nhiều người Israel làm con tin trong lúc tiến hành cuộc tấn công. Giới chức Israel cũng cho biết nhiều dân thường đã bị Hamas sát hại.
Nhưng Hamdan nhấn mạnh nhóm chỉ tấn công những người sống trong các "khu định cư bất hợp pháp" tại Dải Gaza, những người൩ mà Hamas coi là "mục tiêu hợp pháp".
"Bạn phải phân biệt giữa người định cư Israe🐼l và thường dân. Nh🍷ững người định cư Israel đã tấn công người Palestine", Hamdan nói.
Khi được hỏi liệu dân thường ở miền nam Israel có được coi là người đị✃nh cư hay không, Hamdan tuyên bố: "Tất cả mọi người đều biết ở đó có những khu định cư".
"Chúng tôi không cố ý nhắm vào dân thường. Chúng tôi đã tuyên bố những người định cư là một phần của cuộc chiếm đóng cũng như một phần của lự𝓡c lượng vũ trang Israel. Họ không phải thường dân", ông nói thêm.
Chꦿỉ huy Hamas Mohammed Deif đã kêu gọi người Palestine và các nhóm vũ trang khác khác tham gia cùng họ để "quét sạch lực lượng chiếm đóng của Israel".
Một câu hỏi lớn hiện nay là liệu người Palestine ở Bờ Tâ𒉰y và Đông Jerusalem, nơi do Fatah quản lý, hay những nơi khác trong khu vực có chú ý đến lời kêu gọi của Hamas hay không.
Israel chắc chắn đã nhì🌸n thấy nguy cơ xung đột nổ ra trên nhiều mặt trận. Kịch bản xấu nhất là Hamas có thể thu hút nhóm chiến binh Hezbollah tại Lebanon tham gia nỗ lực tấn công Israel.
Sáng 8/10, Hezbollah đã bắn một số rocket, đạn cối vào miền bắc Israel nhằm thể hiện ủng hộ Hamas. Quân đội Israel đã ra lệnh tăng cường quân số trực chiến và nã pháo đáp trả. Cùng với các cuộc không kích dữ dội vào Gaza, Tel Aviv cho thấy họ cũng đang l♕ên kế hoạch cho một chiến dịch trên bộ lớn tại đây, khi Thủ tướng Netanyahu đe dọa sẽ xóa sổ mọi năng lực quân sự, chính trị của Hamas.
Vũ Hoàng (Theo BBC, Al Jazeera)