Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Thông tư 39/2016, trong đó đưa ra một số quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Văn bản này cũng làm rõ vấn đề 🍰về lãi suất của các khoản vay.
Cụ thể, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ thỏa thuận🐠 về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay và mức độ tín nhiệm của khách. Trần lãi suất tối đa chỉ được Thống đốc quy định trong từng thời kỳ với một số khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn với chính sách của Chính phủ nhằm phát triển tín dụng phục vụ nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, phương án kinh doanh hàng xuất khẩu, chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như phục vụ kinh doa🗹nh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trong khi lãi suất tiền gửi vẫn duy trì mức trần (với các kỳ hạn dưới 6 tháng) thì lãi suất cho vay hiện nay vẫn được các ngân hàng áp dụng theo hình t🌃hức thỏa thuận với khách hàng. Theo một chuyên gia pháp chế của ngân hàng, việc để lãi suất tuân theo cung - cầu là phù hợp với thị trường và không nên đặt ra câu chuyện "trần" 🍌với lãi suất cho vay như tiền gửi.
Ngoài việc chính thức nêu rõ hơn vấn đề lãi suất cho vay do cung ✨- cầu quyết định, Thông tư này của Ngân hàng Nhà nước cũng bổ sung một số nhu cầu không được cho vay như vay để mua vàng miếng hay để trả nợ khoản vay cũ. Với quy định mới, nhu cầu vay đảo nợ chính thức được loại bỏ, ꦰtrừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Các khoản vay để trả khoản nợ cũ chỉ được cho phép nếu thời hạn cho vay mới không vượt quá thời hạn còn lại ⛦của khoản vay cũ và đây là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại nợ.