"Hàn Quốc sẽ bắt đầu các thủ tục liên quan, dựa trên thảo luận với các bên khác nhau để thúc đẩy việc trở thành thành viên củ🍨a CPTPP"✃, ông Hong Nam-ki cho biết tại một cuộc họp chính sách ở Seoul sáng thứ hai.
CPTPP là một hiệp định thương mại tự do liên kết Canada, Australia, Brun♏ei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và V✅iệt Nam, với quy mô GDP khối lên đến 13.500 tỷ USD.
Vào tháng 10, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo cho biết chính phủ đang "xem xét nghiêm túc và tích cực" khả năng xin gia nhập khối. Nếu trở thành thành viên, Hàn Quốc - với quy mô GDP hàng năm khoảng 1.640 tỷ USD - sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba của khối, sau Nhật🍃 Bản và Canada.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Mooꦏn Jae-in hôm thứ Hai (13/12), Thủ tướng Australia Scott Morrison bày tỏ ủng hộ việc Hàn Quốc gia nhập hiệp định. "Chúng tôi là những đối tác thương mại quan trọng và chúng tôi hoan nghêꦡnh triển vọng Hàn Quốc gia nhập CPTPP", ông Morrison nói tại cuộc họp báo chung với Moon.
Trong khi đó, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết Tokyo cần xem liệu Hàn Quốc có thể đáp ứng các quy tắc th🎃ương mại tự do tiêu chuẩn cao với tư cách là thành viên CPTPP hay không. Đồng thời, bày tỏ lập trường thận trọng đố♔i với ý định chuẩn bị nộp đơn của nước này.
Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ sẵn sàng xem xét việc tham gia CPTPP. Hàn Quốc đã là thành viên của hiệp định thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 15 quốc gia, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1 tới. Thỏa thuận RCEP cũng bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Hiệp hội các quốc gia thành viên Đông ꩵNam Á.
CPTPP 𓃲ngày càng được nhiều nền kinh tế quan tâm khi mà gián đoạn chuỗi cung ứng đang làm tăng tầm quan trọng của các mối quan hệ thương mại chặt chẽ. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP hồi tháng 9. Điều này đặt các thành viên của khối vào tình thế phải loay hoay tính toán lợi ích hoặc rủi ro khi chấp nhận đơn của một hoặc cả hai nền kinh tế. Trước đó, Anh cũng đã nộp đơn xin gia nhập vào tháng 2.
Trong khi đó, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước TPP - tiền thân của CPTPP - dưới thời Tổng thống Donald Trump. Người kế nhiệm, Joe Biden, đã nói trước cuộc bầu ꦺcử vào tháng 11/2020 về khả năng đàm phán lại thỏa thuận, nhưng không đưa ra bất kỳ kế hoạch chắc chắn nào kể từ khi nhậm chức.
Đến hôm 15/11, t💫rong chuyến thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo khẳng định lại lập trường của chính quyền Biden là hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương⛎ nguyên bản "không phải là cơ chế Mỹ sẽ tham gia hiện tại". Nước này hướng đến việc hình thành một khuôn khổ kinh tế khác vượt ra khỏi CPTPP và "có thể mạnh mẽ hơn ở một số phương diện".
Phiên An (theo Reuters, JapanTimes)