"Thỏa thuận Chia sẻ Thông tin Tình báo Quân sự (GSOMIA) sẽ không bị rút lại vào đêm nay. Chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ sự hiểu biết của họ", Phó giám đốc Văn phòng An ninh Quốc gia thuộc🌊 Phủ tổng thống Hàn Quốc Kim You-geun nói trong buổi họp báo ngày 22/11 tại Nhà Xanh, thủ đô Seoul.
Hàn Quốc và Nhật Bản ký thỏa thuận GSOMIA tháng 11/2016, cho phép hai đồng minh của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á chia sẻ bí mật quân sự, đặc biệt là về năng lực hạt nhân của Triều Tiên. Chính phủ Hàn Quốc trước đó tuyên bố không gia hạn GSOMIA sau khi nó hết hiệu 🥂lực ngày 23/11, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ và Nhật Bản.
Hàn Quốc được cho là chịu sức ép từ Mỹ duy trì thỏa thuận GSOMIA với Nhật Bản. Kim You-geun nói việc đình chỉ hไết hạn thỏa thuận GSOMIA🔴 vẫn "có thể chấm dứt bất cứ lúc nào".
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói GSOMIA là hiệp ước quan trọng và Hàn Quốc đưa ra quyết định duy trì nó "từ quan điểm chiến lược về tình hình an ninh trong khu vực hiện nay". Mote💮gi cho biết các quan chức ngoại giao Nhật Bản đang chuẩn bị để tổ chức đàm phán song phương với Ngoại trưởng Hàn Quốc🗹 Kang Kyung-wha bên lề các cuộc họp ngoại trưởng G20 tại Nagoya.
Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề do lịch sử chiếm đóng của Đế quốc Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên năm 1910-1945. Bất đồng về lịch sử leo thang thành tranh chấp thương mại khi tòa án Hàn Quốc ra phán quyết hồi tháng 11/2018 yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân bị bóc lột trong t🐠hời kỳ bán đảo Triều Tiên là thuộ🅘c địa của Nhật Bản.
Nhật Bản quyết định giới hạn xuất khẩu vật liệu công nghệ cao đồng thời xóa tên Hàn Quốc khỏi danh sách miễn trừ tối đa hạn chế thươn𓆉g mại. Hàn Quốc cáo bౠuộc Nhật Bản dùng lợi thế thương mại để đáp trả phán quyết của tòa án.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)