Khảo sát do nghị sĩ Wi Seong-gon của Đảng Dân chủ Hàn Quốc (DPK) công bố hôm 8/10 cho thấy 75,7% công chức hiểu rõ về serving day, 🦩57,3% cho biết họ đã phải làm điều này trong năm qua.
𝔉Việc "mua cơm cho sếp" chủ yếu diễn ra vào bữa trưa với tỷ lệ 57,6%, tiếp theo là bữa tối 7,2% và các bữa nhậu 10,4%.
൩Về tần suất bữa ăn, 80,8% nói họ đã phải thực hiện một đến hai lần mỗi tuần trong khi nhóm ba đến bốn lần mỗi tuần chiếm 10,8% và 7,7% ở nhóm năm đến sáu lần.
🎃Khoảng 69% nói họ có cảm xúc tiêu cực về văn hóa này và 68,8% muốn nó ít xảy ra hơn.
Báo cáo cũng chỉ ra 84% nhân viên công sở cho rằng serving day ಌđã không còn phù hợp với thời đại. Trong đó, 57,5% cảm thấy không thoải mái khi ăn cùng sếp và 42,8% áp lực bởi phải trả hóa đơn.
Số liệu công bố đã thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Một người dùng cho biết serving day🎐 là văn hóa kỳ lạ và bất công khi "người trẻ nhận lương hai triệu won phải trả tiền cho người thu nhập 5 triệu won".
ꦐHàng trăm nghìn ý kiến đã gửi đến cơ quan chức năng kêu gọi xóa bỏ văn hóa này. Thậm chí, họ còn đề cập đến tên cơ quan liên quan và yêu cầu kiểm chứng cáo buộc.
🍎Một người kể anh phải tìm hiểu sở thích của trưởng phòng và chọn thực đơn không trùng với các nhóm khác. Điều này khiến anh không thể tập trung vào công việc buổi sáng do phải chọn nhà hàng, xin duyệt và chuẩn bị đặt chỗ.
🐬Dữ liệu từ Bộ Nội vụ Hàn Quốc cho thấy số lượng công chức trẻ tuổi rời công sở đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, từ 6.663 người vào năm 2019 lên 13.321 người vào năm ngoái.
♊Trong khi đó, số lượng công chức trên 50 tuổi trở lên đã tăng 42,5% trong vòng 10 năm qua, vượt xa mức tăng 14,3% của toàn bộ công chức trong cùng kỳ.
🅘Đồng thời, công chức độ tuổi 20-30 chỉ tăng 10,5% và trở thành nhóm tuổi duy nhất có số lượng nhân viên giảm trong suốt thập kỷ qua.
Ngọc Ngân (Theo Korea Times)