Xin thú nhận rằng tôi là người không giỏi văn chương nên trước nay chưa từng gửi bài đăng báo hay dự thi bao giờ. Một ngày vô tình tôi thấy được thông tin về cuộc thi viết “Hàn Quốc hành trình kỷ niệm”, ngay tức khắc trong đầu tôi tò mò muốn biết đó là cuộc thi gì, bởi 2 chữ Hàn Quốc đối với tôi có ấn tượng rất đặc biệt. Và sau khi hiểu được nội dung của cuộc thi này thì bao kỷ niệm về đất nước xinh tươi này lại ùa về, thôi thúc tôi viết ra những cảm tưởng v🦄à hồi ức khó phai về một đất nước xinh đẹp.
Tôi vốn là một cô bé ốm yếu nên thuở nhỏ ít khi đi chơi xa vì chứng say tàu xe của mình. Nhưng vào hè một năm học cấp 3, để động viên cho con gái, mẹ quyết định tặng cho tôi 1 chuyến du lịch nước ngoài. Tôi vui lắm và chọn đi một nước mà tôi muốn đến từ lâu. Không may, vì vài trục trặc mà tôi không thể thực hiện được chuyến đi đó. Thế là cả nhà chọn đi du lịch Hàn Quốc thay cho hành trình 🐓cũ. Lòng tôi lúc đó ấm ức lắm vì cho rằng “Hàn Quốc là nước nào, trước giờ mình chưa biết, liệu sang đó chơi có gì vui không?”, nên tôi còn lưỡng lự không muốn đi cùng. Nhưng rồi tôi lại nghĩ “Thôi thì, đi một ngày đàng, học một sàng khôn, vừa được vui chơi cả nhà, vừa mở mang kiến thức”. Thế là gia đình chu🐼́ng tôi, 3 thế hệ gồm ông bà, ba mẹ, con gái cùng bước vào hành trình khám phá đất nước Hàn Quốc.
Nếu tôi nhớ không lầm thì đó là năm 1998 hoặc 1999, khi mà thông tin hay văn hóa Hàn Quốc chưa tạo thành làn sóng mạnh mẽ tại Việt Nam như bây giờ. Trên truyền hình bắt đầu trình chiếu một số bộ phim Hàn đặc sắc như: Cảm Xúc, Hoa Cúc Vàng, Anh Em Nhà Bác Sĩ. Khi đó, tôi chಌưa say mê phim Hàn, nên chưa biết Hàn Quốc là đất nước như thế nào. Chính vì vậy, chuyến du lịch thăm Hàn Quốc lần đó là một kỷ niệm quá đặc biệt, no♒́ ảnh hưởng đến một quyết định quan trọng của tôi sau này.
Gia đình tôi đi chuyến bay đêm của hãng hàng không Korea. Trên máy bay, chúng tôi được phục vụ bởi các cô tiếp viên Hàn Quốc duyên dáng và nhiệt tình. Mỗi khi cô tiếp viên trưởng thông báo điều gì đó đến hành khách, cô dùng tiếng Anh rồi dịch sang tiếng Hàn, kết thúc mỗi thông báo cô đều nói “Kam Sa Ham Ni Ta” một cách nheﷺ̣ nhàng. Vậy là sau khi nghe vài lần, tôi đã học được từ “Kam Sa Ham Ni Ta” trong tiếng Hàn có nghĩa là "Cảm ơn".
Sau hơn 5 giờ bay, chúng tôi đặt chân đến sân bay quốc tế KimPo tại thủ đô Seoul. Vốn sức khỏe yếu, nên tôi rất mệt sau chuyến bay dài, nhưng vẫn rất háo hức vì điểm tham quan đầu tiên của hành trình chính là Hoàng Cung. Một nơi ghi dấu rõ nét về lịch sử và văn hóa Hàn Quốc. Khi đến nơi, hiện ra trước mắt tôi là không gian rô🤪̣ng lớn của những sân điện, lầu đài. Quần thể cung điện được xây dư𒈔̣ng đậm kiến trúc Phương Đông, với bố cục, màu sắc hài hòa dựa trên sự cân bằng của ngũ hành, khí hậu và lối sống của con người ở vùng đất này. Hoàng Cung tuy đã tồn tại qua hàng trăm năm nhưng nhờ được giữ gìn và bảo trì kỹ lưỡng nên trông luôn sạch sẽ, tôn nghiêm. Tại đây, khách tham quan có thể thuê Hanbok - trang phục truyền thống Hàn Quốc để chụp ảnh lưu niệm. Và tôi đã rất vui sướng khi được một lần thử hóa thân thành cô gái xứ kim chi trong bộ váy Hanbok truyền thống. Kỷ niệm đầu tiên của tôi về đất nước xinh đẹp này quả thật rất hồn nhiên.
Có thể nói vào những năm cuối của thế kỷ 20, các tour du lịch Hàn Quốc chỉ mới bắt đầu manh nha ở Việt Nam, và chuyến đi của gia đình tôi lúc đó là một trong những tour đầu tiên nên lịch trình cũng khá đơn giản. Chúng tôi được thăm thú các thắng cảnh tại thủ đô Seoul và thành phố biể🌳n Pusan, chưa biết đến hòn đảo xinh đẹp, lãng mạn Jeju hay các phim trường nổi tiếng xuất hiện trong nhữꦜng bộ phim Hàn như các tour bây giờ. Nhưng chuyến đi năm ấy vẫn chứa nhiều điều thú vị. Tôi được thưởng thức ẩm thực Hàn Quốc phong phú với các món đặc sản như kim chi, cơm trộn, bò xào Bulgogi, sườn nướng ăn kèm với rau tươi…
Lần đầu tôi được ăn món gà hầm sâm mà mỗi người trong đoàn đều thốt lên là món ăn quá công phu và khẩu phần quá nhiều so với sức ăn của một người Việt Nam. Tối đến, sau khi dạo quanh khu chợ Nam Dae Moon, Dong Dae Mo🎀on, gia đình tô🧜i ghé vào những quán ăn ven đường, ngồi trong quán lều nhỏ nhâm nhi những món ăn vặt và rượu Soju (chỉ người lớn mới uống), tiết trời mát mẻ (so với cái nóng của Sài Gòn) hòa cùng làn khói ấm tỏa ra từ những nồi thức ăn. Vừa ăn, chúng tôi vừa được trò chuyện cùng người dân bản xứ và tận hưởng không khí cởi mở chân tình trên đất Hàn.
Đến thủ đô Seoul, khách du lịch sẽ chứng kiến được nét hiện đại, năng động của quốc gia phát triển được mệnh danh là con rồng châu Á. Những tòa nhà cao tầng, phố xá rộng lớn được quy hoạch khoa học, phương tiện giao thông đa dạng từ xe bus, ôtô đến tàu điện ngầm, giúp cho việc đi lại của người dân thuận tiện và nhanh chóng. Người Hàn Quốc rất ủng hộ cho hàng nội địa. Dù xe cộ, hàng tiêu dùng, hay thời trang của những thương hiệu lớn trên thế giới tràn ngập ở Seoul, nhưng cũng rất nhiều sản phẩm xuất xứ Hàn Quốc được tin dùng. Có thể thấy rõ nhất là các hiệu ôtô, điện thoại di động hay sản phẩm điện tử nội địa luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân xứ kim chi. Đó có lẽ là một trong những lý do giúp kinh tế Hàn phát triển ꦿmạnh đến vậy.
Một điểm tham quan tại Seoul mà khách du lịch thường ghé đến đó là tháp Namsan. Chúng tôi phải đi bộ qua không biết bao nhiêu bậc thang để đến được chân tháp nằm trên núi Namsan. Rồi sau đó chúng tôi đi thang máy lên đỉnh tháp để có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Seoul. Tôi còn nhớ, năm đó tôi và bà ngoại đã vất vả thế nào để “chinh phục” ngọn tháp này. Ban đầu chúng tôi cứ thong dong, chậm rãi tận hưởng quang cảnh của núi NamSan. Chúng tôi đi đến nữa đường thì dừng chân, dùng thử món mì lạnh, món ăn rất riêng của xứ kim chi để tiếp thêm sức. Vài lần chúng tôi định bỏ cuộc, nhưng đúng là có cố gắng thì ắt sẽ thành công. Hai bà cháu dìu nhau, động viên nhau: “đã đến đây rồi thì phải ráng lên tới đỉnh, không được bỏ dở nữa chừng”. Và cuối cùng chúng tôi đã không phí công, khi đứng ở đỉnh tháp ngắm nhìn vẻ hiện đại xen lẫn truyền thống của thủ đô xinh đẹp này. Nhớ đến tháp Namsan là nhắc tôi nhớ lại kỷ niệm leo núi với ngoại. Dù lúc đ🐬ó ngoại đã cao tuổi, nhưng vẫn cùng tôi đi đến cùng. Ngoại muốn tôi hiểu rằng: “Không có gì là không thể, nếu ta quyết tâm”.
Như đã chia sẻ, gia đình𝐆 tôi du lịch Hàn Quốc vào những năm mà văn h🥃óa, âm nhạc, hay phim ảnh Hàn còn rất mới mẻ với người Việt Nam. Nên những kỷ niệm, những điểm tham quan mà tôi từng đến khác biệt đôi chút so với hiện tại. Nhưng tôi nghĩ cảm nhận của tôi lúc đó và những khách du lịch ngày nay sẽ đều có điểm chung, đó là ngưỡng mộ. Chúng tôi ngưỡng mộ sự phát triển vượt bậc của xứ Hàn, ngưỡng mộ lối sống văn minh của người Hàn và ngưỡng mộ tinh thần tư tôn dân tộc của họ. Chỉ vài ngày trải nghiệm cuộc sống tại Hàn Quốc, tôi đã yêu đất nước này tự khi nào.
Tình cảm này có thể xuất phát vì tôi yêu phong cảnh nên thơ của xứ Hàn, tôi thích món ăn Hàn và đặc biệt nhất là tôi mến người Hàn. Họ cởi mở thân thiện, rất nꦅhiệt tình giúp đỡ khi những khách du lịch như gia đình tôi gặp khó khăn. Xin kể ra đây vài sự cố ngoài ý muốn mà chúng tôi đã gặp phải, nhưng cũng đã vượt qua nhờ lòng tốt của người Hàn. Người Hàn Quốc không có thói quen dùng tiền USD mà tất cả giao dịch đều phải thanh toán bằng đồng Won. Hôm đó, đoàn được vui chơi tự túc nhằm vào 1 ngày lễ trọng đại gì đó của Hàn Quốc nên các cꦛông ty, cơ quan đều được nghỉ.
Gia đình tôi ỷ y không đổi ra nhiều tiền Won, cả buổi sáng mua sắm gần như dùng gần hết tiền Won nên sau khi ăn trưa tại 1 quán nhỏ thì không đủ tiền Won để trả. Ngân hàng thì đóng cửa nên chúng tôi không có nơi để đổi tiền. Ba mẹ tôi định dùng USD để thanh toán, nhưng bà chủ quán không nhận USD mà vui vẻ nhận số tiền Won nhà tôi có, rồi còn tặng cho chúng tôi thêm một ít bánh trái vì sợ không có tiền mua thức ăn tối. May mắn sau đó chúng tôi đã gặp được cô hướng dẫn viên nên được cô đổi thêm tiền. Cũng tối hôm đó, chúng tôi lóng ngóng thế nào mà đi lạc đường (vì chưa rành việc đi tàu điện ngầm). Cả nhà đang loay hoay không biết nên đi tuyến nào, xuống trạm nào để về khách sạn thì 1 bạn trẻ đã chủ động chỉ đường, giúp chúng tôi mua vé tàu điện về đúng ga gần khách sạn. Bạn còn nhiệt tình đi cùng nhà tôi đến trạm cuối để chắc chắn chúng tôi không lạc đườ𒊎ng nữa. Thế mới nói, ai xem phim Hàn thấy người Hàn sao mà nóng tính quá thì hãy thử kết bạn với họ để biết họ dễ thương và tốt bụng như thế nào.
Một điều cũng làm tôi rất ngạc nhiên khi tiếp xúc với người Hàn, đó là họ rất chú trọng ngoại hình. Đối với họ, chỉnh chu bề ngoài cũng là thể hiện sự tôn trọng. Chỉnh chu ở đây không có nghĩa là quá điệu đà, hay phải mặc thật đẹp, mà là sự tươm tất, sạch sẽ và tươi tắn. Tôi đi tham quan chợ cá ở Pusan thấy các bà, các cô 𓂃bán cá nhưng ăn mặc gọn gàng, tay đeo găng, chân mang ủng, và miệng thì thoa son đỏ chúm chím. Đừng nghĩ họ là những người bán buôn ngoài chợ thì trông phải xuề xòa, bẫn thỉu nhé. Ngược lại, các bà, các cô rất duyên, họ chào mời rất lịch sự, vui vẻ, gian hàng thì sạch sẽ, ngăn nắp vô cùng. Chúng tôi cùng ngồi hóng gió biển, thưởng thức hải sản tươi ngon và thỉnh thoảng đùa vài câu với bà chủ quán, khiến hành trình càng thêm thú vị.
Khi chúng tôi mua sắm ở Dong Dae Moon, người bán rất nhiệt tình tư vấn kiểu áo nào hợp với dáng người của khách, nên mua gì về làm quà. Họ cho khách thử đến khi nào tìm được món hàng vừa ý, hoặc nhỡ khách không chọn đươ༒̣c gì, họ cũng vẫn nói “Kam Sa Ham Ni Ta”. Tôi đã ho♔̣c được từ này khi còn đang trên máy bay, và đến chợ Dong Dae Moon tôi cũng không ngại thực hành.
Chúng tôi kết thúc chuyến du lịch Hà🐭n Quốc sau 5 ngày với biết bao niềm vui đọng lại như được thăm Hoàng Cung, leo núi Namsan, vui🐈 chơi ở Lotte World, thưởng thức ẩm thực Hàn Quốc, trải nghiệm không khí nhộn nhịp ở chợ cá và trò chuyện với người dân bản xứ. Tôi được quá nhiều sau chuyến đi này, mở mang kiến thức về văn hóa, xã hội, học hỏi về đối nhân xử thế, cũng như quan niệm sống. Chuyến du lịch không chỉ gắn kết các thành viên trong gia đình tôi, còn khiến tôi thêm yêu đất nước và con người nơi đây. Và chính từ sau chuyến đi này, tôi quyết tâm không chỉ biết mỗi từ “Kam Sa Ham Ni Ta”, mà còn phải nói được tiếng Hàn, tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, văn hóa Hàn Quốc.
Tôi đã thi và trở thành sinh viên ngành Hàn Quốc Học. Sau 5 năm đại học, tôi đã có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, hát những bản nhạc K-POP, đọc sách viết về lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Hàn Quốc, cũng như thấu hiểu vì sao Hàn Quốc lại giàu mạnh như thế sau “Kỳ tích sông Hàn”. Sau hành trình lần đó, 15 năm trôi qua, nhưng kỷ niệm vẫn vẹn nguyên, dù tôi chưa có cơ hội trở lại Hàn Quốc vì nhiều lý do. Nhưng trong lòng vẫn luôn ấp ủ rồi một ngày không xa, tôi và gia đình nhỏ sẽ lại được viếng thăm Hoàng Cung. Tôi sẽ cùng con gái leo núi Namsan để dạy cho con bài học quyết tâm như ngoại đã dạy tôi lúc 🧸trước, rồi cả nhà sẽ khám phá thêm nhiều thắng cảnh xinh đẹp. Hàn Quốc dù đổi thay như thế nào vẫn luôn thân thương và gần gũi.
Cuộc thi 'Hàn Quốc hành trình kỷ niệm' do Báo điện tử VnExpress phối hợp với Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức, bắt đầu từ ngày 1/7 đến 15/8. Độc giả gửi bài dự thi tại đây. |
Trần Nguyễn Thu Hiền