"Việc bắn chết công dân của chúng tôi, người không có vũ khí ꦫcũng không có ý định kháng cự, và làm tổn hại thi thể ông ấy không thể được biện minh vì bất kỳ lý do gì. Triều Tiên cần xin lỗi và có hành động rõ ràng để ngăn chặn bất kỳ sự việc nào như vậy tái diễn", Suh Choo-suk, phó giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) thuộc Phủ tổng ൲thống Hàn Quốc hôm nay cho hay.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trước đó nói rằng quan chức 47 tuổi thuộc Bộ Đại dương v𓆏à Nghề cá mất tích khỏi con tàu 499 tấn trưa 21/9 khi đang làm ಞnhiệm vụ kiểm tra ngoài khơi đảo Yeonpyeong.
"Triều Tiên phát hiện người này trong vùng bi𝓀ển của họ và bắn ông ấy, sau đó đốt thi thể, theo phân tích kỹ lưỡng của quân đội chúng tôi từ nhiều nguồn tin tình báo", Bộ Quốc phòng cho biết. "Quân đội của chúng tôi lên án mạnh mẽ hành động này và kêu gọi Triều Tiên giải thích cũng như trừng phạt những người chịu trách nhiệm".
Tri🌜ều Tiên hiện chưa bình ไluận về thông tin từ phía Hàn Quốc.
Đây là lần đầu tiên một công dân Hàn Q🎃uốc bị bắn chết ở Triều Tiên kể từ tháng 7/2008, sau khi Park Wang-ja bị bắn chết tại khu nghỉ mát trên núi Kumgang của Triều Tiên khi đang lang thang trong khu vực cấm.
Sự việc được cho là sẽ tiếp tục làm xấu đi mối quan hệ liên Triều vốn đã rạn nứt nặng nề sau khi Triều Tiên phản đối truyền đơn từ Hàn Quốc và giật sập tòa nhà văn phòng ꦆliên lạc liên Triều hồi tháng 6.
Theo quan chức Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC), quan chức mất tích được cho là đã nhảy xuống biển trong một nỗ lực bị nghi là đào tẩu sang Triều Tiên và trôi dạt vào vùng biển Triều Tiên. Đồng nghiệp của quan chức tìm thấy đôi giày của ông trên tàu và báo tuần duyên. Tuy nhiên, hoạt động tìm kiếm sâu rộng k🔴hông mang lại kết quả nào.
Khi phát hiện người này trên biển vào khoảng 15h30 ngày 22/9, các th✤ủy thủ của một tàu Triều Tiên đã đeo mặt nạ phòng độc và chất vấn ông này từ xa. Người đàn ông Hàn Quốc mặc áo phao và bám vào một món đồ trôi nổi.
Trong cuộc chất vấn, quan chức Hàn Quốc dường như bày tỏ mong muốn đào tẩu sang Triều Tiên, theo mộ⭕t quan chức JCS. Thiết bị giám sát của Hàn Quốc trên đảo 𝓰Yeonpyeong ghi nhận ngọn lửa vào tối 22/9, sau đó được xác nhận là do Triều Tiên hỏa thiêu thi thể quan chức nói trên.
Đồng nghiệp của quan chức này tại Cục Quản lý Nghề cá Tây Hải, cơ quan thuộc Bộ Đại dương và Nghề cá, cho biết ông đang gặp vấn đề tài chí൲nh. Quan chức này từng xem xét nộp đơn phá sản vì nợ nần. Ông ly hôn 4 háng trước và đã vay tiền từ nhiều đồng nghiệp với khoản nợ đã vượt quá 20 triệu won (17.000 USD). 🦩Một số chủ nợ thậm chí đã nộp đơn yêu cầu tòa án ra lệnh tịch thu lương của ông.
Giới chức Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên bắn quan chức có thể là một pꦗhần của hướng dẫn chống Covid-19.
Triều Tiên đã nỗ lực hết sức để ngăn chặn đại dịch Covid-19, dù Bình Nhưỡng tuyên bố chưa ghi nhận trường hợp nào. Nước này đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc hồi tháng 1 và nâng m♕ức khẩn cấp tối đa đối phó Covid-19 hồi tháng 7.
Đầu tháng này, Tư lệnh 🐲Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), tướng Robert Abrams cho biết Triều Tiên đã triển khai các lực lượng hoạt động đặc biệt gần biên giới với Trung Quốc và ra lệnh bắn những người vượt biên. Các quan chức quân sự ở đây vẫn chưa thể xác nhận liệu lệnh này có được áp dụng ở khu vực biên giới liên Triều.
Trong khi các vụ đào tẩu ở bán đảo T🗹riều Tiên chủ yếu là người Triều Tiên tới Hàn Quốc, năm nay 🃏đã chứng kiến một số vụ vượt biên sang Triều Tiên gây nhiều chú ý.
Một người đàn ông từng đào tẩu sang Hàn Quốc cách đây ba năm hồi tháng 7 vượt biên để quay về Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng lo ngại anh ta mang nCoV vào nước này. Triều Tiên trước đó tuyên bố không ghi nhận 𒀰ca nhiễm nào. Triều Tiên phong tỏa một thành phố biên giới và cách ly hàng nghìn người, mặc dù WHO sau đó cho biết kết quả xét nghiệm của anh này không đủ sức thuyết phục.
Tuần trước, cảnh sát Hàn Quốc bắt một người đào tẩu cố gắng trở về Triều Tiên bằng cách đột nhập vào một địa điểm huấn luyện qu♔ân sự ở thị trấn biên giới Cheorwon của Hàn Quốc.
Huyền Lê (Theo Yonhap)