J.C.Penney hôm qua (15/5) nộp đơn xi𒉰n bảo hộ phá sản tại một tòa án ở 🍒Texas. Chuỗi bán lẻ này nổi tiếng với quần áo cho gia đình, mỹ phẩm và trang sức. Họ hiện có 850 cửa hàng và khoảng 90.000 nhân viên hồi tháng 2. Từ nhiều ngày nay, giới truyền thông Mỹ đã đưa tin J.C.Penney chuẩn bị nộp đơn và đang đàm phán vay vốn với các chủ nợ.
Đây là cái tên mới nhất trong ngành bán lẻ truyền thống không thể trụ lại khi đại dịch khiến các cửa hàng phải ngừng hoạt động trong thời gian dài, ảnh hưởng đến việc kinh doanh vốn đang gặp rắc rối. J.C.Penney cho biết đã đạt thỏa thuận với các chủ nợ về khoản vốn 900 tr♋iệu USD mới để thực hiện quy trình phá sản.
Họ sẽ giảm số cửa hàng theo từng giai đoạn. Chi tiết về các cửa hàng và mốc thời gian sẽ được công bố trong các tuần tới. CNBC trước đó đư🌌a tin hãng này dự kiến đóng 180 – 200 cửa hàng.
Chuỗi trung tâm thương mại 118 tuổi này từng có tới hơn 1.600 cơ sở𝓡 và gần 200.000 nhân viên. Họ đã gặp rắc rối từ trước khi đại dịch diễn ra, với gần 4 tỷ USD nợ và bị cạnh tranh bởi các hãng bán lẻ giáཧ rẻ và công ty thương mại điện tử. Các đại gia như Walmart hay Target đang bóp nghẹt đối thủ nhỏ bằng hàng thời trang giá rẻ, cả ở kênh bán truyền thống lẫn online.
Đại dịch bùng phát tại Mỹ càng khiến các hãng bán lẻ gặp rắc rối tài chính khi không thể mở cửa hoạt động. Đầu tháng này, chuỗi trung tâm thương mại xa xỉ Neiman Marcus Group và hãng bán lẻ quần áo J. Crew Group đều đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản♊. Stage Stores – một chuỗi bán lẻ thời trang giá tầm trung tại Mỹ với hàng trăm cửa hàng tuần này cũng cho biết sẽ thanh lý tàꦅi sản nếu không tìm được người mua.
Hà Thu (theo Reuters, CNBC)