Nhữဣng người này phải rời bỏ nhà cửa đi nơi khác do nước biển dâng, hạn hán, nhiệt độ khắc nghiệt và những thảm họa khí hậu khác, báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu được Liên Hợp Quốc công bố ngày 28/2 cho biết.
Theo báo cáo, cứ ba người di cư trên thế g𒊎iới sẽ có một người ở châu Á, nơi đứng đầu thế giới về số người phải di dời do thời tiết khắc nghiệt, phần lớn là bão và lũ lụt. Giới chuyên gia dự đoán các dòng người di cư và nhu cầu tái định cư sẽ tăng lên.
"Khí hậu toàn cầu đang ấm lên, một số khu vực với mật độ dân cư đông đúc sẽ trở nên không an toàn hoặc không thể ở đư🌜ợc", báo cáo có đoạn. Khoảng 40 triệu người ở Nam Á có thể phải di dời đến nơi khác trong 30 năm tới vì thiếu nước, mất mùa, triều cường và các thảm họa khác.
Chris Field, chuyên gia mô🅠i trường của Đại học Stanford, người phụ trác♌h báo cáo của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, cho biết nhiệt độ gia tăng là mối lo ngại đặc biệt. "Trên Trái Đất có một số nơi quá nóng để sinh sống", ông Field cho biết. "Nhưng điều này đã bắt đầu diễn ra ở châu Á, có thể xảy ra nhiều hơn nữa trong tương lai và chúng ta cần suy nghĩ thật kỹ về tác động của nó".
Chưa quốc gia nào cấp quyền tị nạn hoặc các hình thức bảo trợ pháp lý cho những người phải di cư vì biến đổi khí hậu. Amali Tow🧸er, sáng lập viên tổ chức Người tị nạn khí hậu, cho biết tốc độ di dân vì khí hậu có thể bị chậm lại nếu Mỹ và các nước châu Âu hành động để giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống 0.
Theo báo cáo của LHQ, đối phó với người di cư vì khí hậu sẽ trở thành một vấn đề chính sách lớn đối với khu vực cận Sahara của châu Phi và Mỹ Latinh trong vài thập kỷ tới. Hầu hết dân chú﷽ng sẽ di cư từ nông thôn đến các thành phố, đặc biệt là ở châu Á, nơi có thể có tới 2/3 dân số sống ở thành thị trong 30 năm tới.
"Về cơ bản, những người di 🍷cư từ vùng nông thôn sau đó sẽ sống tại một khu ổ chuột nào đó", Abhas Jha, một quản lý thuộc bộ phận Quả♛n lý Rủi ro Thiên tai và Biến đổi Khí hậu của Ngân hàng Thế giới tại Nam Á, cho biết.
Nguyễn Tiến (Theo AP)