Theo cảnh báo từ phía Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn), số tỉnh được dự báo nằm trong nguy cơ cháy rừng ở cấp V (cấp cực kỳ nguy h💦iểm) hiện là 19 tỉnh, thành phố. Ghi nhận qua vệ tinh cho thấy, vào 13h ngày 4/3, cả nước có đến 176 địa điểm được ghi nhận đang có cháy rừng và cháy do đốt nương làm rẫy. Nhiều nhất là Sơn La với 45 điểm cháy, Kon Tum 19 điểm, Điện Biên và Gia Lai 16...
Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng chữa cháy rừng, vụ cháy mới nhất xảy ra ngày 3/3𒁃 tại 2 xã Khum Há và Sơn Bình (huyện Tam Đường, Lai Châu). Nhiều tỉnh như Sơn La, Phú Thọ, Bắc Kạn, Lào Cai, Thanh Hóa... cũng liên tiếp xảy ra cháy rừng. Dù với quy mô nhỏ nhưng tổng diện tích rừng bị thiệt hại cũng lên đến hàng trăm ha.
Dập cháy ở Tây Nguyên. Ảnh: Cục Kiểm lâm. |
Đáng chú ý, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa (Sơn La), vụ cháy từ đêm 2/3 đang có nguy cơ lan rộng tới các cánh rừng giáp ♑ranh thuộc địa phận tỉnh Yên Bái. Theo ước tính sơ bộ, khoảng 40-50 ha rừng đã bị thiêu cháy kể từ khi lửa bùng phát. Đến chiều 4/3, đám cháy vẫn chưa được khống chế.
Trước tình hình nghiêm trọng, Bộ trưởng Ca🎐o Đức Phát liên tiếp có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành. Theo đó công tác quản lý việc đốt nươ💧ng làm rẫy trong những tháng khô hạn cao điểm này cần đặc biệt chú ý. Ông Phát cũng yêu cầu mọi điểm cháy trong khu vực rừng đều phải được kiểm tra, xử lý ngay từ đầu, không để xảy ra cháy lớn.
Trong những ngày qua, thời tiết các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc liên tục n♐ắng nóng, khô hanh khiến nhiều địa phương đối mặt với nguy cơ cháy rừng. Trước đó, vụ cháy vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn - Sapa trong dịp Tết Nguyên đán đã thiêu rụi hơn 1.000 ha rừng ở hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đây được đánh giá là vụ cháy lớn nhất trên cả nước trong 5 năm qua.
Nguyễn Hưng