Thế giới hôm nay ghi nhận hơn 893.000 người nhiễm nCoV, nâng tổng𓆉 số ca nhiễm toàn cầu lên hơn 146 triệu, chủ yếu do đợt bùng phát dịch mới tại Ấn Độ. Đây là kỷ lục mới về số ca nhiễm mới mỗi ngày, vượt mức đỉnh trước đó là 819.000 được báo cáo ngày 8/1, theo thống kê của AFP. Giới phân tích cảnh báo tổng số ca nhiễm toàn cầu có thể vượt mốc con số 150 triệu vào tuần sau.
Hơn một phần ba số ca nhiễm mới được ghi nhận tại Ấn Độ, tâm điểm Covid-19 toàn cầu hiện nay. Bộ Y tế Ấn Độ hôm nay thông báo số ca nhiễm nCoV tại nước này đã tăng 346.786 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên khoảng 16,6 triệu. Số người chết hiện nay là 189.544 sau khi ghi nhậ🦹n thêm 2.624 trường hợp, con số cao nhất Ấn Độ từng báo cáo.
Ấn Độ hôm 22/4 vượt kỷ lục của Mỹ về số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất thế giới, trong bối cảnh nhiꦰều quốc gia khác đã kiềm chế được đại dịch. Các lò hỏa táng trên khắp New Delhi đã kín chỗ và đề nghị những gia đình mất người thân cố gắng chờ đợi, khi trung bình cứ chưa đầy 4 phút một người chết vì Covid-19 tại thủ đô.
Hệ thống y tế vốn thiếu thốn giờ càng thêm áp lực vì tình trạng quá tải và thiếu oxy trầm trọng. Chính phủ Ấn Độ đã t☂riển khai máy bay quân sự và tàu hỏa để đưa nguồn oxy từ những nơi xa xôi đến New Delhi.
Chính phủ Ấn Độ hồi tháng 2 tuyên bố đã đánh bại Covid-19 khi số ca nhiễm mới giảm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế nhận định tình hình trở nên ngày càng tồi tệ sau khi Ấn Độ tỏ ra mất cảnh giác, cho phép nối lại các cuộc tụ tập quy mô lớn. Một số chuyên gia cho rằng biến chủng nCoV mới nguy hiểm hơn đ☂ang hoành hành tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới, nơi người dân sống quá sát nhau.
Thái Lan hôm nay báo cáo thêm 2.839 ca nhiễm nCoV và 8 người c✨hết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong trên toàn quốc lên lần lượt 53.022 và 129. Dù từng kiểm soát Covid-19 tốt hơn nhiều nước, Thái Lan vẫn hứng chịu làn sóng đại dịch thứ ba nghiêm trọng, một phần do biến chủng nCoV từ Anh, dẫn đến 24.000 ca nhiễm mới được ghi nhận chỉ trong vòng 24 ngày.
Thủ đô Bangkok đã ra lệnh đóng cửa mọi địa điểm công cộng và khu thể thao, trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV tăng mạnh và lập kỷ lục cao chưa từng có. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ n𓂃gày 26/♈4 đến 9/5, áp dụng với mọi địa điểm đông người như công viên, phòng gym, bể bơi, địa điểm hội họp, tiệm Internet, thư viện và bảo tàng.
Thủ đô Bangkok và 40 tỉnh khá🧸c đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng. Để ngăn đợt bùng phát mới nhất bắt đầu vào tháng 4, chính phủ đã đóng cửa trường học, cấm tụ tập trên 50 người, cấm bán đồ uống có cồn trong nhà hàng ít nhất hai tuần kể từ ngày 18/4. Nhà chức trách tuyên bố Bangkok và 17 tỉnh khác thuộc "vùng đỏ", áp dụng biện pháp dập dịch nghiêm ngặt.
Campuchia đã đóng mọi cửa hàng ở thủ đô Phnom Penh nhằm kiểm soát đà tăng ca nhiễm mới. Nước này hôm nay ghi nhận thêm 10 ca ꦚtử vong, trong bối cảnh làn sóng Covid-19 tiếp theo đang lây lan mạnh và khiến tổng cộng 9.359 người nhiễm virus.
Chính quyền Campuchia gửi cứu trợ cho hàng nghìn hộ dân không thể rời nhà cửa. Mỗi gia đình được cấp 25 kg 🐼gạo, một thùng nước tương, một túi nước mắ𝄹m và túi cá đóng hộp.
Lào ghi nhận 88 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường 🍌hợp tại nước này lên 247 và chưa có người chết. Thủ tướng Phankham Viphavanh hôm qua công bố lệnh phong tỏa thủ đô🐟 Vientiane sẽ có hiệu lực từ ngày 22/4 đến 5/5. Đi lại từ Vientiane đến các tỉnh khác và từ tỉnh vào thủ đô bị cấm, trừ những người thường trú tại thủ đô di chuyển từ các tỉnh trở về, xe tải thương mại, hàng hóa và các cá nhân được cấp phép.
Người dân Vientiane bị cấm ra khỏi nhà, trừ khi có việc🅷 thiết yếu. Các đám đông không được vượt quá 20 người, trong khi các nghi lễ, như đám tang, phải được tổ chức hết sức cẩn thận và tuân thủ biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Đại dịch tái bùng phát khiến nhiều nước chật ꦓvật đối phó, trong khi một số quốc gia cũng ghi nhận số ca mới rất cao. Mỹ báo cáo thêm gần 4900.000 trong một tuần, Brazil xếp sau đó với 459.000 và Thổ Nhĩ Kỳ là hơn 404.000.
Vũ Anh (Theo AFP)