Quyết định do Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 17/7 á🀅p dụng 💦biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16, đối với: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai (đã thực hiện); bổ sung TP Cần Thơ và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang. Thời gian áp dụng muộn nhất trước ngày 19/7.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo chống Covid-19 quốc gia, đây là quyết định "khó khăn nhưng cần thiết của Chính phủ". "Việc áp dụng giãn cáꦗch xã hội cả khu vực này trướcღ hết nhằm giảm tốc độ lây, không để dịch lan cả khu vực và từ đó ra cả nước", ông Đam nói.
Như vậy, đây là lần thứ hai từ khi dịch xuất hiện ở Việt Nam hàng chục tỉnh, thành đồng thời áp dụng Chỉ thị 16 để chống dịch. Trước đó đầu tháng 4/2020, 12 tỉnh thành được đánh giá "nguy cơ cao♒" gồm Hà Nội, TP HCM, Lào 𓂃Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tây Ninh và Hà Tĩnh đã 22 ngày áp dụng Chỉ thị 16.
Thời đ🉐iểm đó, việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 rải rác ở một số tỉnh thành thì đợt dịch này áp dụng cho toàn bộ các tỉnh thành giáp ranh và giao thương nhiều với TP HCM. Các địa phương phải giãn cách đợt này෴ cũng nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 39 triệu dân.
Trong đó, TP HCM đang là vùng dịch lớn nhất với gần 26.700 ca nhiễm, Bình Dương là vùng dịch lớn thứ 2 với gần 2.300 ca. Đợt dịch này cũng được đánh giá phức tạp hơn do biến chủng Delta tốc độ lây lan nhanh, chu kỳ lây nhiễm chỉ còn 2 ngày. Dịch đã xâm nhập sâu cộng đồng, tấn công c💝ác khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện...
🅰"Nếu không kiểm soát tốt, dịch lây lan trên diện rộng, hệ thống y tế sẽ quá tải, nhiều người bị nặng, nhiều ca tử vong và có thể đe dọa đến sự ổn định, phát triển của đất nước. Vì vậy, Chính phủ mong muốn người dân thấu hiểu, chia sẻ", ông Đam nói.
Trong ngày 17/7, Việt Nam ghi nhận 3.705 ca nhiễm mới tại 31 tỉnh thành, chủ yếu ở TP HCM (2.786). Tron🎃g đó, 2.959 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 746 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 364 ca so ♓với hôm trước). Hiện dịch đã lan ra 58 tỉnh thành, chỉ còn 5 địa phương chưa xuất hiện dịch. Đây cũng là ngày ghi nhận số ca nhiễm trong nước cao nhất kể từ đầu dịch (3.705), là ngày thứ ba liên tiếp ghi nhận hơn 3.000 ca mỗi ngày.
Làm việc với Ban chỉ đạo chống Covid-19 quốc gia hôm qua, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết vấn đề quan tâm lớn nhất của thành phố hiện nay tập trung điều trị🍸 các ca F0 nặng và ngăn chặn, giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19.
Trong tổng số hơn 23.000 bệnh nhâ♎n Covid-19 tại thành phố, có 306 người đang thở máy; 8 trường hợp phải can thiệp ECMO. Đợt dịch thứ tư, thàn꧑h phố ghi nhận 142 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại TP HCM là 0,75%, cao hơn cả nước (0,55%), nhưng thấp hơn tỷ lệ của thế giới (trên 2%).
Trải qua 9 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên nhìn nhận𝐆 vẫn còn tình trạng🍷 tụ tập đông người khiến công tác phòng chống dịch khó kết thúc như thời gian đề ra. Do đó, ông yêu cầu các địa phương cần xử lý nghiêm khắc hơn, thậm chí cách chức người không chấp hành quy định, chỉ đạo phòng chống dịch.
TP HCM cũng dự kiến sẽ bắt đầu đợt tiêm vaccine thứ 5💃 với khoảng 930.000 liều gồm vaccine AstraZeneca, Moderna và Pfizer và một lượng rất ít vaccine Sinopharm do Trung Quốc tài trợ (tiêm cho công dân Trung Quốc). Để tránh tình trạng tập trung đông như đợt trước, thành phố giao việc tiêm cho các quận hꦜuyện triển khai ở 312 trạm y tế địa phương, hai sở Y tế, Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ.
Hữu Công