Những ngày này, Food Banks Vietnam - mạng lưới thiện nguyện với sứ mệnh xâꦗy dựng "Ngân hàng thực phẩm dành cho người khó khăn" - tập trung triển khai chương trình "Máy 🍒tính cho em". Anh Nguyễn Văn Tuyền, đại diện mạng lưới, cho hay ngay đầu tháng 9, khi đọc tin tức hàng trăm nghìn học sinh phải học online nhưng không có thiết bị học tập, anh đã nghĩ đến việc quyên góp máy tính cũ, cài đặt và chuyển đến cho các em.
Ngày đầu tiên kêu gọi, cả chục người đã liên hệ gửi laptop cũ nhưng còn tốt. Sáng hôm sau, đọc bài viết "Học sinh nghèo xoay xở học online", nhóm liên hệ trao laptop cho 🦩hai học sinh ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Nhóm cũng tìm đến những người làm trong ngành giáo dục nhờ giới thiệu học sinh khó khăn để kết nối tặng máy tính.
"Những lúc này, giúp được một nhóm học sinh cũng đáng q𒁃uý.🅺 Chúng tôi chỉ mong các thiết bị này đến tay những em thực sự khó khăn càng sớm càng tốt để hỗ trợ học trực tuyến", anh Tuyền nói.
Không chỉ Food Banks Vietnam, nhiều tổ chức thiện, Đoàn thanh niên cấp quận/huyện, tỉnh/thành, Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành giáo dục các địa phương cũng kêu gọi quyên góp máy tính, điện thoại t🍌hông minh cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
TP HCM có hơn 1,37 triệu học sinh phổ thô🦹ng, trong đó hơn 62.000 em diện chính sách, khó khăn; hơn 72.000 em thiếu thiết bị, đường truyền để 🧔học trực tuyến. Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hỗ trợ học sinh máy tính, điện thoại thông minh, tặng các gói Internet, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
Trước đó, Sở đề xuất UBND TP HCM thành lập ban chỉ đạo tổ൩ chức vận động, tiếp nhậ⛦n nguồn tài trợ xã hội giúp học sinh không có thiết bị học trực tuyến.
Tại Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng ngày 10/9 viết thư kêu gọi c🐻ác cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức và người dân ủng hộ thiết bị học tập cho học sinh khó khăn. Nguồn đóng góp là máy tính, máy tính xách tay, máy tính bả꧅ng, điện thoại thông minh, cả mới và cũ. Hiện tỉnh có rất nhiều học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, học sinh dân tộc thiểu số, không có khả năng mua thiết bị học tập.
Cũng trong ngày 10/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động quyên góp, ủng hộ "Máy tính cho em". Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị 🔴ngành giáo dục cá൲c địa phương, nhà trường kêu gọi cán bộ, giáo viên, người lao động ủng hộ kinh phí tối thiểu một ngày thu nhập. Mọi nguồn lực sẽ được huy động nhằm giúp học sinh chưa có và không thể mua thiết bị học trực tuyến không mất cơ hội học tập trong đại dịch.
Ngayꦺ sau phát động của Bộ, ngành giáo dục ở nhiều địa phương đã hưởng ứng. Hà Nꦬội phát động đợt quyên góp mới, tiếp nối chương trình suốt hai năm qua. Ngành giáo dục thủ đô kêu gọi các đơn vị, cá nhân ủng hộ bằng nhiều hình thức như máy tính, điện thoại thông minh, iPad, tivi mới hoặc cũ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường được đề nghị vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh🐼 hưởng ứng chương trình; khuyến khích các đơn vị, nhà trường phát động và hỗ trợ trực tiếp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn. Danh sách học sinh k👍hó khăn, chưa có thiết bị học (ưu tiên lớp 9 và 12) gửi về Sở trước ngày 15/10.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình "Sóng và máy tính cho em". Thủ 🐓tướng gi💃ao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai chương trình này nhằm hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.
The🦄o khảo sát nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến ngày 8/9, trong 48 tỉnh, thành phố tổ chức khai giảng năm học mới, có hơn 14.000 trường tổ chức dạy học trực tiếp, hơn 11.4🐽00 trường dạy trực tuyến, hơn 8.700 trường chưa dạy. Hầu hết tập trung ưu tiên dạy các lớp cuối cấp (lớp 9 và 12).
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, đơn vị trực thuộc Bộ ꧂Giáo dục và Đào tạo, mọi sự ủnꦜg hộ chuyển về tài khoản: Công đoàn Giáo dục Việt Nam, số tài khoản: 111 000 052 001, tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Đống Đa, Hà Nội.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương, công đoàn ngành giáo dục tại địa phư🌌ơng chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận. Ban vận động quyên góp, ủng hộ, tiếp nhận, điều phối trang thiết bị học trực tuyến cho học sinh của Bộ Gi🅠áo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo ưu tiên mua thiết bị học trực tuyến hỗ trợ học sinh khó khăn ngay tại địa phương và có sự điều phối chung giữa các tỉnh thành.