Thanh Hóa hiện có hơn 50 cơ sở đàoꦰ tạo nghề với nhiều trình độ (5 trường cao đẳng nghề, 19 trường trung cấp và hơn 30 trung tâm dạy nghề). Theo Sở Lao đꩲộng, Thương binh và Xã hội, năm 2014 các trường tuyển sinh được 65.700 học sinh, tăng hơn 12.000 lượt người so với năm 2010, nhưng trong đó có đến hơn 61.000 được đào tạo trình độ sơ cấp 3 tháng và dưới 3 tháng.
Không thể tuyển sinh, đặc biệt là số theo học trình độ cao đẳng, trung cấp khiến không khí trường nghề ảm đạm🅠. Tại Trung cấp nghề Quảng Xương, một buổi học chính khóa ngày thứ ba chỉ lèo tèo vài chục học sinh, cán bộ nhàn rỗi ngồi tán gẫu ở khu phòng lớn, số khác dạo bộ quanh trư⛦ờng.
Theo ông Nguyễn Thế Trường, Trưởng phòng đào tạo, năm 2012 Trung cấp nghề Quảng Xương tuyển được 38 học sinh (vừa học nghề hàn vừa bổ túc văn hóa), nhưng hiện số này đã bỏ học gần hết, chỉ còn 5 em. Năm 2013, trường tuyển được ✤hơn 30, nay chỉ còn 13. Năm 2014, có 33 học sinh theo học và thầy cô cũng không hy vọng tất cả số này sẽ đi hết khóa.
Tương tự, Trung cấp nghề số 1 TP Thanh Hóa cách đây ít năm được 𝓀đầu tư xây dựng hai khu nhà cao tầng với vài chục phòng học có trang thiết bị hiện đại nhằm thuℱ hút con em ở thành phố. Tuy nhiên, năm 2014 trường chỉ tuyển được hơn 300 học sinh, trong đó đa số là trình độ cắt may sơ cấp. Nhiều ngành nghề như hàn, sửa chữa điện lạnh, điện dân dụng không tuyển được học sinh nào.
Tại Hà Tĩnh hiện có 2 trường cao đẳng nghề, trong đó Cao đẳng nghề Vũng Áng (Kỳ Anh) được kỳ vọng sẽ là cơ sở đào tạo nghề cho con em trên địa bàn trở thành công♚ nhân kỹ thuật, cung ứng cho dự án Formosa thuộc Khu kinh tế Vũng Áng. Theo đề án, khi hoàn thành vào năm nay trườ🧔ng sẽ có quy mô trên 1.000 học sinh vừa học vừa làm. Tuy nhiên, hiện tại trường mới thu hút được 159 h🦋ọc sinh, mỗi lớp được khoảng 15-20 em.
Để thu hút học sinh học nghề, năm 2012 tỉnh Hà Tĩnh đã sáp nhập hệ thống trường giáo dục thường xuyên và trường hướng nghiệp dạy nghề, thống nhất với tên gọi Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, bước đi này không thu đư💜ợc kết quả khả quan. Nhiều trường được đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng số học sinh lại tỷ lệ nghịch với số tiền được b🌠ỏ ra.
Đơn cử như Trung tâm dạy nghề hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên Hương Khê năm 2014 được xây cơ👍 sở mới, đóng trên xã Hương Bình với tổng vốn là 39 tỷ đồng. Năm học đầu tiên, trường mới tuyển được 138 học viên, trong khi chỉ tiêu đề ra mỗi khóa là trên 500. Trường được xây mới với nhiều phòng học khang trang, hệ th🐠ống ♊máy chiếu, phòng thực hành đầy đủ, nhưng vì vắng học sinh nên nhiều phòng đành bỏ không.
Năm học 2014, Trung tâm dạy ng🃏hề hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên Vũ Quang chỉ còn 33 học sinh. Trường có 19 phòng (9 phòng xây mới trong năm học này), tuy nhiên số phòng trống hiện lên tới 16. “Giáo viên ai cũng muốn phát huy hết khả năng nghề nghiệp của mình, muốn có nhiều học sinh🌌 để dạy, trước thực trạng này tâm lý❀ ai cũng buồn”, Giám đốc Trung tâm Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Với 6 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp, 24 trung tâm dạy nghề và 25 cơ sở tham gia dạy nghề, Nghệ An có mạng lưới cơ sở đào tạo nghề nhiều nhất khu vực Bắc Trung Bộ, chiếm đến 42%. Tuy nhiên, 🧜mấy năm gần đây việc tuyển sinh gặp rất khó khăn.
Ông Nguyễn Hữu Hằng, Phó hiệu trưởng Cao đẳng nghề Việt Đức (đóng tại TP Vinh) cho biết, trường có cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại với các ngành đào tạo chính là công nghệ ôtô, điện công nghiệp, may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn. Những năm 2010 trở về trước được xem là thời hoàng kim của trường, học sinh t🧸heo học rất đông. Nhưng sang năm 2013, trường chỉ tuyển được 457 học sinh trong khi chỉ tiêu tỉnh giao 800.
Tương tự tại Trung cấp kỹ thuật công nghệ, Hiệu trưởng Lê Văn Đức cho biết🔴, hiệꦜn tại trường chỉ tuyển sinh mỗi ngành kế toán với gần 100 em, các ngành còn lại như quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin mấy năm gần đây đã không còn tuyển được. “50🔴 cán bộ giáo 🌞viên của trường, mỗi người phải chịu trách nhiệm vận động được 3 em tới trường tuyển sinh”, thầy Quang nói và cho biết năm 2015 và những năm sau dự báo công tác tuyển sinh vẫn rất khó khăn.
Tại TP Hải Phòng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đang quản lý 8 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Công tác tuyển sinh mấy năm gần đây chỉ ở mức độ cầm chừng, có những nghề như: xây dựng, đóng tàu, hàng hải gần như không tuyển được em nào. Trước đó đã có 3 trường nghề bị khai tử do kh♛ông tuyển sinh được là: Trung cấp nghề thủy sản Hạ Long, Trung cấp nghề công nghiệp Bạch Đằng, Trung cấp nghề công nghiệp Phà Rừng.
Qua khảo sát thực tế tại 5 trường dạy nghề cho thấy, duy nhất có Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Bộ (quận Hồng Bàng) cầm cự được do là trường công, hưởng tr✱ợ cấp của nhà nước và có cách làm riêng, mặc dù số thí sinh tuyển đầu vào chỉ đạt hơn 200/300 thí sinh theo chỉ tiêu. ♔Hiệu trưởng Phạm Văn Trung cho biết, năm 2014 trường tuyển được gần 300 và sau một thời gian vì nhiều nguyên nhân số học viên rơi rụng chỉ còn hơn 200.
Vốn🌞 đào tạo lao độngไ cho tất cả nhà máy xi măng trong cả nước, hiện Trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng (quậ𝓡n Hồng ♛Bàng) đang đối mặt nhiều khó khăn. Ông Trần Văn Mạnh, Trưởng phòng đào tạo cho biết, toàn trường có 12 phòng hꦆ💧ọc lý thuyết, 10 phòng học thực hành, những năm 2008-2009 có tới 700-800 học viên, còn hiện tại chỉ có một lớp học với 35 em. Thiếu học viên, nhà trường đành bố trí cho các giáo viên nghiên cứu tài liệu༺, chỉnh sửa nội dung giáo án, thậm chí đưa đi thực tế tro๊ng 3 năm đầu.
Lý giải về tình trạng trường nghề vắng học sinh, lãnh đạo Sở Lao động Hải Phòng cho rằng hiện nay số giáo viên dạy nghề hạn chế cả về số lượng và chất lượng, có không ít trường (nhất là ở các trung tâm dạy nghề) giáo viên đi mượn. Những giáo viên đó rảnh rỗi, bố trí được thời gian thì họ nhận lời và chính vì thế dạy không thực sự tâm huyết. Mặt khác, không ít giáo viên hạn chế trong việc tiếp cận kỹ thuật h♑iện đại, phương pháp giảng dạy mới; trಌang thiết bị thực hành so với các trường ngoài công lập lạc hậu. Bản thân các trường dạy nghề chưa thực sự năng động, chủ động nắm bắt thị trường…
Về nguyên nhân khách quan, ông Lý Văn Chương, Trưởng phòng Đào tạo nghề, Sở Lao động Thanh Hóa, chỉ ra tâm lý thí𓂃ch làm thầy chứ không muốn làm thợ ở một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh. Trong khi đó, hệ thống các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp ngày càng phình to và tuyển sinh dễ dãi, điểm chuẩn hạ thấp nên đã thu hút phần lớn học sinh sau tốt nghiệp.
Nhóm phóng viên