Các thương nhân và doanh nhân ở Đan Đông, thành phố biên giới Trung Quốc với Triều Tiên, cho biết doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đang tăng cường thuê mướn nhà máy ở Triều Tiên để tận dụng lợi thế lao động giá rẻ, theo Reuters.
Quần áo sản xuất ở Triều Ti⛦ên được dán nhãn "Made in China" (Sản xuất ở Trung Quốc) và xuất khẩu ra nước ngoài, cho thấy những cánh cửa vẫn mở ra với Triều Tiên sau các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhắm vào Bình Nhưỡng không bao gồm lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm dệt may.
"Chúng tôi nhận đơn đặt hàng khắp thế giới", một doanh nhân Trung Quốc là người dân tộc Triều Tiên ở Đan Đông cho biết với điều kiện giấu tênꦫ.
Hàng chục đại lý quần áo ở Đan Đông cung cấp quần áo Trung Quốc cho khác𝓀h hàng từ Mỹ, châu 𒁃Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Nga, ông này tiết lộ.
"Chúng tôi sẽ hỏi các bạn hàng là đại lý Trung Quốc xem họ có muốn báoꦯ cho khách hàng biết về nguồn gốc hàng hóa hay không. Vì có lúc người mua không nhận ra quần áo được sản xuất ở Triều Tiên. Đây là vấn đề cực kỳ nhạy c𝔍ảm", ông nói.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Xúc tiến Thương mại Triều Tiên, năm 2016, dệt may là mặ🍒t hàng xuất khẩu lớn ಞthứ hai của nước này sau than và khoáng sản, với tổng giá trị 752 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên năm 2016 tăng 4,6% lên 2,82 tỷ USD.
Theo lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc hồi đầu thꦑáng, Triều Tiên bị cấm hoàn toàn xuất khẩu than.
Ngành dệt may thịnh vượng cho thấy Triều Tiên đã thích ứng linh hoạt thế nào trước lệnh cấm vận quốc tế. Ngành này cũng cho thấy mức độ phụ thuộc về kinh tế của Triều Tiên vào Trung Quốc, dù Washington đa🐷ng nỗ lực gây áp lực buộc Bắc Kinh phải kiềm chế chương trình vũ khí của nước láng giềng.
Giá trị hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang Triều Tiên tăng gần 30% lên 1,67 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, phần lớn mặt hàng xuất khẩu là các nguyên vật liệu may mặc và các loại hàng hóa cần nhiều lao🅰 động truyền thống khác, không nằm trong danh sách cấm vận của Liên Hợp Quốc, theo ông Hoàng Tụng Bình, phát ngôn viên hải quan Trung Quốc.
Các nhà cung cấp Trung Quốc c꧅huyển vải và nguyên liệu thô cần thiết tới các nhà máy Triều Tiên ở bên kia biên giới. Tại đó, quần áo được gia công và xuất khẩu.
Nhà máy
Năm ngoá🌳i, Rip Curl, một nhãn hàng thể thao của Australia đã công khai xin lỗi khi phát hiện một số quần áo trượt tuyết được dán nhãn "Made in China" có nguồn gốc từ một nhà máy may ở Triều Tiên. Rip Curl đổ lỗi cho một nhà cung cấp đã sử dụng "nhà thầu phụ không được ủy quyền".
Tuy nhi𝄹ên, các thương nhân và đại l🍒ý ở Đan Đông cho biết đó là chuyện rất phổ biến. Một thương nhân Trung Quốc sống ở Bình Nhưỡng tiết lộ doanh nghiệp có thể tiết kiệm 75% chi phí nếu sản xuất quần áo ở Triều Tiên.
Một số nh🔯à máy Triều Tiên nằm ở Siniuju, thành phố biên giới với Đan Đông. Những nhà máy khác nằm ở Bình Nhưỡng. Quần áo làm xong sẽ được chuyển trực tiếp từ Triều Tiên tới các cảng Trung Quốc trước khi đưa đi khắp thế giới.
Triều Tiên có khoảng 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc lớn. Mỗi doanh nghiệp vận hành vài nhà 𓄧máy khắp cả nước và hàng chục công ty cỡ vừa, theo công ty tư vấn GPI của Hà Lan, đơ🦄n vị chuyên giúp đỡ các công ty nước ngoài ở Triều Tiên.
൲ Mọi nhà máy ở Triều Tiên đều thuộc sở hữu nhà nước. Các nhà máy dệt may hoạt động rất mạnh, các thương nhân và đại🌳 lý Trung Quốc cho biết.
"Chúng tôi đang cố đặt may quần áo ở Triều Tiên nhưng các nhà máy đều đã kín đ💖ơn đặt hàng", một doanh nhân Trung Quốc có nhà máy🎃 ở Đại Liên, thành phố cảng cách Đan Đông hai giờ tàu hỏa, nói.
"Công nhân Triều Tiên một ngày may nhiều quần áo hơn 30% so với công nhân Trung Quốc", ông này nói. "Họ không giống công nhân Trung Quốc - n💎hững người làm việc vì tiề🦩n. Công nhân Triều Tiên làm việc với thái độ khác hẳn, họ tin rằng mình làm việc vì đất nước, vì lãnh đạo".
Mức ♔lương công nhân ở Triều Tiên nhận được cũng thấp hơn nhiều quốc gia châu Á. Những công nhân làm việc ở khu công nghiệp Kaesong nhận lương tối thiểu 75 USD tới trung bình 160 USD một tháng, thấp hơn nhiều so với mức lương bình quân ở một nhà máy Trung Quốc, dao động từ 450 đến 750 USD một tháng.
Công nhân Trung Quốc
Các 🌞nhà sản xuất quần áo Trung Quốc đang tăng cường sử dụng nhà máy Triều Tiên ngay cả khi đã di dời công xưởng ra nước ngoài, sang các quốc gi✃a như Bangladesh hay Campuchia.
"Mức lương công nhân ở Trung Quốc đang quá ꦦcao. Thật dễ hiể🎀u tại sao nhiều đơn đặt hàng được làm ở Triều Tiên", một doanh nhân Trung Quốc trong ngành may mặc ở Đan Đông nói.
Các công ty dệt Trung Quốc cũng đang thuê mướn hàng nghìn lao động giá rẻ Triều Tiên tới Trung Quốc làm việc. Triều Tiên dựa vào lao động ở nước ngoài để kiếm ngoại tệ, đặc biệt từ khi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc khiến đất nước giảm nguồn thu từ một số sản phẩm xuất khẩu khác. Phần lớn tiền lương của người🐟 lao động được chuyển về nước để phát triểnꦗ các chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, theo Liên Hợp Quốc.
Theo ông Cheng Xiaohe, chuyên gia về Triều Tiên ở đại học Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc không tiết lộ con số chính thức về s🎐ố lượng người lao động Triều Tiên làm việc trong các nhà máy và nhà hàng ở nước này, dù con số đã giảm so với thời kỳ đỉnh cao cách đây hai đến ba năm.
Trong một nhà m✨áy có 40 lao động Triều Tiên ở Đan Đông, các công nhân đang hoàn tất những đơn hàng nhỏ cho khách hà🅠ng yêu cầu mặt hàng không được sản xuất ở Triều Tiên.
Thu nhập của họ khoảng 300 USD, bằng một nửa so với lương bình quân của công nhân Trung Quốc, chủ nhà máy cho biết. Công nhân Triều Tiên được phép giữ lại một phần ba tiền lương, phần còn lại đưa cho người quản lý thuộc chín𒉰h phủ. Giờ làm việc bắt đầu từ 7h30 tới 22h.
Các công nhân đều là nữ, mặc đồng phục màu hồng và màu đen, ngồi sát nhau dưới 4 hàng máy may, đang lắp ráp lô áo khoác mùa đông màu đen. Trên trần và dưới sàn, hai chữ "sạch sẽ" và "gọn gàng" màu xanh đậm nổi bật. Không ai nói chuyện, chỉ nghe tiếng lách c🤪ách của máy may hoạt động.
Hồng Hạnh