Thứ bảy, 16/11/2024
Thứ hai, 11/11/2024, 10:47 (GMT+7)

Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ lần đầu mở cửa

Hà NộiBắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều ♔câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đ♏ầu mở cửa.

Nh🥃à khách Chính phủ hay Bắc Bộ Phủ lần đầu mở cửa đón khách tham quan từ 9 đến 17/11, trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

Bắc Bộ Phủ được xây dựng vào năm 1918, ma𝓀ng phong cách kiến trúc cổ Pháp, từng được gọi là Phủ thống sứ Bắc Kỳ; Phủꦆ khâm sai Bắc Kỳ.

Tòa nhà đã chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chíไ Minh về đây làm việc, tòa nhà được gọi với ܫtên Bắc Bộ Phủ.

Toàn cảnh Bắc Bộ Phủ nhìn từ trên cao.

C🤡ông trình này cùng Văn phòng Phủ Thống sứ (nay là trụ sở Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), khách sạn Metropole và vườn Diên Hồng (vườn hoa con cóc) tạo thành quần thể có giá trị về cả kiến trúc, lịch sử, văn hóa lẫn cảnh quan - theo 𒁃website của Nhà khách Chính phủ.

Những vết đạn ở hàng rào mặt trước của công trình được các nghệ sĩ làm nổi bật hơn, qua đó nhấn mạnh dấu tích lịch sử trong trận Bắc B🧜ộ Phủ năm 1946.

Bắc Bộ Phủ có ba tầng, gồm một tầng hầm nhưng chỉ mở một phần tầng một để khách tham quan và tìm hiểu thông tin của công trình thông qua những tấm áp phích trên tường. Không gian tham quan nhỏ n𒉰hưng luôn đông nghịt khách từ sáng đến chiều.

Trong sáng 10/11, khoảng 2.000 người dân và du k๊hách đã tới t🅰ham quan công trình. Khách tham quan đa dạng độ tuổi, đặc biệt nhiều người trẻ và các gia đình có con nhỏ.

🏅Anh Nguyễn Tuấn Anh, hướng dẫn viên của Vietravel, đón hàng chục đoàn khách tham quan từ ngày 9/11. Anh bất ngờ trước sự qu🐬an tâm của các khách trẻ đến bài thuyết trình lịch sử Bắc Bộ Phủ của mình.

"Lần đầu bước chân vào trong, tôi cảm thấy rõ tinh thần lịch sử hào hùng của dân tộc, nhất là khi đọc về trận Bắc Bộ Phủ năm 1946🔜", anh nói.

Trong h𝓰ai ngày đầu mở cửa, công ty của Tuấn Anh đón khoảng 200 khách tham quan Bắc Bộ Phủ, mỗi tour 30 phút. Khách tham quan ấn tượng khi lần đầu được nhìn bên trong Bắc Bộ Phủ và hiểu thêm về lịch sử, văn hóa.

"Thực sự cảm động, bồi hồi khi bước chân vào đây và đọc các tư liệu lịch sử", bà Đặng Thanh Hà, sống tại quận Ba Đình, nói. Bà Hà nói lễ hội thiết kế sáng tạo đưa người dân tới gần hơn nhữnไg công trình mang tính biểu tượng của thàn🦄h phố.

Bắc Bộ Phủ hiện là nơi phục vụ các hoạt động lễ tân đối ng💧oại của Đảng, Nhà nước và của Bộ Ngoại g🍷iao. Trong hình là một trong hai gian phòng tiếp khách ở tầng một, được mở để du khách ngắm từ bên ngoài.

Nhiều du khách cũng tiếc vì không được tham quan kỹ hơn Bắc Bộ ﷽Phủ bởi không gian m🀅ở ở tầng một khá nhỏ. Trong hình là phòng tiếp khách còn lại, khách tham quan từ bên ngoài.

Họa tiết rồng ở thềm hướng ra khu khuôn viên phía sau của Bắc Bộ Phủ là chi tiết hiếm hoi thể hiện ch♒ất phương Đông trong tổng thể công t🦩rình.

Theo hướng dẫn viên, đây là tác phẩm của nghệ thuật ghép sành sứ và được tìm thấy nhiều trong các công trình thời nhà Nguyễn.𒐪 Sau khi nhập gốm về, người thợ đập vỡ thành từng mảnh nhỏ rồi ghép chúng lại với xi măng.

Trong thời 𝔉gian diễn ra lễ hội thiết kế sáng tạo, khuôn viên phía sau của Nhà khách Chính phủ được dùng để trưng b﷽ày các tác phẩm của tổ hợp triển lãm sắp đặt "Hiện" của nhóm các nhà điêu khắc và thiết kế đồ họa từ Đại học Kiến trúc Hà Nội. Các tác giả mong muốn thể hiện góc nhìn về giá trị xưa cũ thấp thoáng trong đời sống hàng ngày.

Chị Hoàng Yến, sống tại Hà Nội, đã đi các điểm tham quan trong lễ hội từ ngày đầu tiên. Chị nhận xét lễ hội đem đến nhiều câu chuyện về Hà N൩ội, tạo ra không gian gắn kết mọi người. Thông qua lễ hội, chị mong con gái c⛦ó thêm kiến thức và được khơi nguồn sáng tạo.

Tú Nguyễn

Ảnh: Giang Huy

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]