Ngày 1/2, Bệnh viện Đà Nẵng thông báo toàn thể viên chức, người lao động của bệnh viện nghỉ Tết Tân Sửu tại chỗ, không rời khỏi thành phố Đà Nẵng. Bệnh 🐼viện cũng không giải quyết nghỉ phép dịp này; người nhà nhân viên y tế đi về từ vùng dịch phải khai báo với chính quyền địa phương và lãnh đạo bệnh viện.
"2.170 nhân viên y tế của bệnh viện sẵn sàng tinh thần, khi cần thiết sẽ huy động vào các vị trí thực🅰 hiện nhiệm vụ nếu Covid-19 xảy ra trên địa bàn hoặc kịp thời điều động tăng cường chi viện cho các bệnh viện khác", bác sĩ Lê Đức Nhân - Giám đốc Bệnh viện, nói.
Theo bác sĩ Nhân, việc cho nhân viên nghỉ T💃ết tại chỗ được bệnh viện chủ động thực hiện. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, các nhân viên lại ở nhiều tỉnh, thành nên việc ở lại Đà Nẵng sẽ giúp bảo toàn được lực lượng, giảm nguy cơ lây nhiễm trong quá trình về quê hay đi chơi xa.
"Khi dịch ổn định, chúng tôi sẽ sắp xếp cho nhân viên nghỉ bù để về t𒀰hăm gia đình. Cán bộ, nhân viên cũng đồng thuận với việc này", bác sĩ Nhân nói. Dịp này, các nhân viên y tế cũng đang đảm nhận việc chăm sóc bệnh nhân, do không cho người nhà, người chăm bệnh vào bệnh viện để đảm bảo phòng, chống dịch.
Từng là tâm dꦓịch của Đà Nẵng hồi tháng 7/2020, Bệnh viện Đà Nẵng đã duy trì thường xuyên mức báo động cao nhất về phòng, chống Covid-19. Các nhân viên y tế được lấy mẫu xét nghiệm nCoV hàng tuần. Bệnh nhân liên quan đến bệnh lý về hô hấp, bệnh nền, cấp cứu... được làm xét nghiệm thường xuyên.
Tương tự, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cũng yêu cầu 1.218 cán bộ, nhân viê🎃n ở lại thành phố, không giải quyết việc nghỉ phép 15 ngày dịp Tết Nguyên đán. Bệnh viện cũng lên danh sách thành viên tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch và kêu gọi những người khác sẵn sàng tăng cường khi ෴cần.
"Nguy cơ dịch bệnh lần này là rất lớn. Tết ai cũng muốn về nhà nên tôi đã ví các cán bộ, nhân viên y tế của mình như những chiến sĩ áo trắng để động viên mọi người ở lại", bác sĩ Trần Đình Vinh 🌸- Giám đốc Bệnh viện nói. Dịp Tết, bệnh viện cũng thường xuyên t﷽iếp nhận bệnh nhân nặng từ các bệnh viện khác chuyển về.
Năm nay, hơn 100 cán bộ, nhân viên Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cũng "đón Tết trong bệnh viện" do đang điều trị cho các ca Covid-19 sau khi nhập cảnh. Từ đợt dịch hồi tháng 7 năm ngoái đến nay, các bác sĩ🉐, nhân viên y tế thường xuyên phải làm việc trong các bộ đồ bảo hộ.
Hai ekip với khoảng 50 bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý luôn phiên nhau chăm sóc cho các bệnh nhân Covidꦕ-19 trong khu cách ly. "Anh em chúng tôi nhiều tháng qua chưa được về nhà. Hiện tại còn 11 bệnh nhân Covid-19 nên chúng tôi không về Tết", bác sĩ Lê Thà🍒nh Phúc, Giám đốc Bệnh viện, nói.
Hiện tại, Bệnh viện Phổi điều trị cho một bệnh nhân Covid nặng. Bác sĩ Phúc cho biết, 18 người gồm 4 bác sĩ, 10 điều dưỡng, m🔜ột hộ lý và 3 thành viên khác đang ngày đêm theo dõi, chăm sóc cho bệnh nhân này. Trong đó có 2 bác sĩ của Bệnh viện Đà Nẵng 🎶tăng cường. "Công việc hiện tại đang rất vất vả", bác sĩ Phúc nói.
Đà Nẵng từng là tâm dịch trong làn sóng Covid-19 thứ hai tại Việt Nam, với 389 ca bệnh được ghi nhận. Sau một tháng, dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, các bệnh viện vẫn được duy trì quy trình phòng, 𝔍chống dịch. Bệnh viện Phổi được Sở Y tế chỉ định điều trị cho các ca mắc Covid sau khi nhập cảnh.
Dịch bệnh Covid-19 đã quay trở lại Việt Nam ng🔴ay trước Tết Nguyên đán Tân Sửu. Từ ngày 28 đến 1/2, Bộ Y tế ghi nhận 240 ca nhiễm cộng đồng, ở 9 tỉnh thành gồm: Hải Dương (188), Quảng Ninh (25), Hà Nội (15), Gia Lai (4), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), 🐻TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương mỗi nơi một ca.
Nguyễn Đông