Từ năm 2016, các Bộ Khoa học và công nghệ, Tài chính ban hàn𒁃h Thông tư liên tịch hướng dẫn số 12 hướng dẫn về nội dung chi và quản lý "Quỹ phát triển khoa học và công nghệ" (Quỹ) của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước phải trích lập từ 3-10% thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm để th𓃲ành lập Quỹ. Đối với các doanh nghiệp khác có thể tự quyết định mức tiền trích lập nhưng không quá 10% thu nhập trước kỳ tính thuế.
Số tiền 🌊t🍌rích để lập Quỹ, doanh nghiệp không phải đóng thuế và được phép sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ (R&D) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai, nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc sử dụng nguồn vốn này.
Tại diễn đàn đối thoại cấp cao trong khuôn khổ Techfest 2021 tổ chức hôm 14/12, ông Lê Song Lai, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nói về điểm nghẽn tài chính khiến doanh nghiệp khó đổi mới sáng tạo. Lý do là tiền đã trích nhưng trình tự, thủ tục giải ngân và nội dung ch🌊i của Quỹ này rất khó khăn.
Theo TS Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, định mức, nội dung chi cho R&D phải thực hiện theo nhiệm vụ nghiên cứu của nhà nước, giống như các nhiệm vụ sử dụng ngân sách. Do đó, mức chi này không sát với chi phí của thị trường, đặc biệt là chi phí thuê chuyên gia trong và ngoài nước, không đáp ứng được yêu cầu 🥃của do🃏anh nghiệp.
Trong khi đó, doꦇanh nghiệp cần p🐼hải thuê các viện, trường, thậm chí cả tổ chức nước ngoài để nghiên cứu phát triển, rồi mới thương mại hóa. "Thế nhưng họ không thể sử dụng được tiền từ Quỹ, do các quy định không cho phép", ông Quất nói.
Ở góc độ các 𝐆viện, t🐲rường muốn lập doanh nghiệp khởi nguồn, sử dụng công nghệ, nhân lực, tài sản trí tuệ của mình, họ cần tiền nhưng doanh nghiệp lại không thể sử dụng Quỹ để góp vốn. Nhiều vườn ươm, tổ chức ươm tạo thúc đẩy kinh doanh có dự án, muốn hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng không thể gọi được vốn từ Quỹ. Do vậy, nguồn vốn không khai thông được từ doanh nghiệp sang viện, trường hoặc từ doanh nghiệp sang vườn ươm.
"Điều này dẫn đến một bên có trí tuệ, nhân lực và ý tưởng sáng tạo, một bên có tiền, có nhu cầu công nghệ, lại không thể gặp nhau, không kết hợp được với nhau", ông Quất nói với VnExpress.
Theo thông kê, giai đoạn 2011-2019, số lượng doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ chỉ chiếm khoảng một phần nghìn. Trong số này, có đến 80% doan🗹h nghiệp không sử dụng Quỹ. Trong giai đoạn này, Quỹ đã trích lập được 22🀅.000 tỷ đồng, trong đó 16.000 tỷ đồng đến từ 10 doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Trong số này tỷ lệ sử dụng vốn của Quỹ chỉ chiếm khoảng 30%.
Theo ông Lai, con số nói lên khoảng cách nhất định giữa mục tiêu trích lập quỹ với yêu cầu thực tế. "Chúng tôi mong muốn có cơ chế chính sꦿách tháo gỡ đ𒁃ể giải phóng nguồn lực đang tồn đọng ở Quỹ này", ông Lai nói.
Gỡ từ đâu?
Ông Lê Song Lai cho rằng, cần phải tháo gỡ về cơ chế. Đầu tư vào khởi ngh☂iệp đổi mới sáng tạo vốn nhiều rủi ro, trong khi q🍃uy định hiện nay yêu cầu các khoản đầu tư của doanh nghiệp đều phải có lãi. Điều này là rất khó, trở thành rào cản để doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới sáng tạo.
"Tôi đề nghị🙈 đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở danh mục đầu tư thay vì từng khoản đầu tư. Hoặc là có cơ chế cho phép đầu tư theo chỉ định, đầu tư thựcไ hiện nhiệm vụ chính trị xã hội không đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là phải bảo toàn vốn", ông Lai nói.
Một rào cản khác là những rườm rà trong quy trình thủ tục để thẩm định, đánh giá, ra quyết định đầu tư, theo ông Lai. Đầu tư vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo, thời gian là yếu tố quyết định. Chậm ra thị trường ngày nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư ngày ấy. Trong khi đó, các thủ tục yêu cầu quá phức tạp, mất thời gian. Để gỡ nút thắt này, phải có những quy♔ định thuận lợi, cởi mở hơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận để đầu tư.
Với nguồn lực đã được tích lũy trong nhiều năm, ông Lai cho rằng các doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn có thể làm tốt vai trò là bệ đỡ, vườn ươm cho hoạt động đổi mới sáng tạo khi các�𒆙� nút thắt này được tháo gỡ.
Từ góc nhìn của cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, ôn🎃g Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc ươm tạo, BK Holdings cũng đồng tình, những rào cản đầu tư cho nghiên cứu khoa học một phần nằm ở cơ chế chính sách.ꦍ Việc các quỹ đầu tư cho khoa học công nghệ không thể giải ngân được, bởi cơ chế quản lý quỹ giống như quản lý ngân sách. "Chỉ có thể tháo gỡ khó khăn này bằng những quy định nới lỏng hơn, quản lý dựa trên danh mục đầu tư thay vì hiệu quả tính bằng tiền", ông Hiệp nói.
Sẽ có mô hình thí điểm
Ông Phạm Hồng Quất cho rằng, nếu điểm nghẽn tài chính này được tháo gỡ, các doanh nghiệp đã trích Quỹ có thể dùng tiền đầu tư vào vườn ươm, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp 🎉khởi nguồn, thuê chuyên gia tốt từ các viện trường... Doanh nghiệp không cần phải tự🐷 nghiên cứu phát triển công nghệ mà có thể đặt hàng viện, trường nghiên cứu giải quyết bài toán. Hoặc họ có thể đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp rồi mua lại sản phẩm đó.
Khi nguồn vốn khơi thông, doanh nghiệp sẽ là nơi gọi vốn tiềm năng của startupꦡ. Doanh nghiệp lớn lúc này không chỉ là nhà đầu tư, họ còn là khách hàng, người dùng, là người thúc đẩy mở rộng quy mô thị trường cho các startup. Khi đó có thể tận dụng mạng lướ🤪i thị trường, đối tác của doanh nghiệp lớn để phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
"Startup không cần phải đi giới thiệu, quảng bá sản phẩm nữa mà có thể dựa vào tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp lớn để phát triển sản phẩm. Thương hiệu của doanh nghiệp đã có sẵn giúp tăng khả năng mở rộng thị trường cho sản phẩm mới", ông Quất nói và cho rằng, khi đó các doanh nghiệp nhận được giải pháp thông minh nhất, rẻ nhất, hiệu🌌 quả nhất mà không cần phải đầu tư nghiên cứu từ đầu.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn này. "Trư🍒ớc mắt sẽ có cơ chế thử nghiệm với SCIC trước, sau đó có thể mở rộng ra các tập đoàn có vốn nhà nước", ông Quất cho biết.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, mong muốn của Bộ Khoa học và Công nghệ là tiền chi cho nghiên cứu từ ngân sách Nhà nước chỉ chiếm một phần, còn hai phần là từ doanh nghiệp. Từ đó mới có nguồn lực mạnh để đầu tư và phát triển khoa học và🌳 công nghệ trong tương lai. "Hy vọng tới đây, cơ chế chính sách tạo ra sự vượt trội trong đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp", Thứ trưởng Tùng nói.