Gữa tháng 3, đàn bò 6 con của bà Lê Thị Thu Hòa (45 tuổi, ở thôn Long Hòa, xã Bình Long) bị nổi u cục trên da, các khớp chân sưng to, đồng loạt bỏ ăn... Bà Hòa đã vệ sinh chuồng trại, mong chúng mau khỏi bệnh nhưng khôn🎃g có tiến triển.
Một con bê con mới biết bú mẹ, không đủ sức kháng bệnh đã chết. Cán bộ thú y xã đến lấy mẫu xét nghiệm và xác định đàn bò của bà bị bện𒆙h viêm da nổi cục.
Ở cùng thôn, ông Phạm Ngọc S🎉en, 60 tuổi, cũng đang lo lắng vì ba con bò giảm ăn, gầy sút cân, do mắc bệnh tương tự. "Hàng ngày tôi phải nấu cháo loãng, đút cháo cho bò ăn để ch🔥úng tăng sức đề kháng", ông Sen nói.
Đây là lần đầu tiên bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò được ghi nhận🌄 ở Quảng Ngãi. Ban đầu bệnh xuất hiện ở 8 hộ chăn nuôi ở xã Bình Long, nhưng chỉ 20 ngày sau bệnh đã lây lan đến 10 trong 22 xã của huyện.
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bình Sơn, toàn huyện có 282 con bò (của 193 hộ) mắc bệnh, trong đó 12 con chết. Riêng xã Bình Long có 83 con bò (57 hộ) mắc bệnhᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ,𓆉 trong đó hai con chết đã được mang đi tiêu hủy.
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò là bệnh truyền nh💦iễm do một loại virus gây ra, chủ yếu truyền qua vết côn trùng đốt, không lây nhiễm trên người. Huyện🍒 đang kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí để mua thêm khoáng chất phòng chống dịch và hỗ trợ gia đình có gia súc chết.
Ông Lê Đăng Khoa,𓄧 Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bình Sơn cho biết, huyện đã phun tiêu độc khử trùng, hướng dẫn cho người dân vệ sꦬinh chuồng trại, đưa gia súc đến nơi sạch sẽ, nấu cháo để đảm bảo sức khỏe giúp trâu bò vượt qua bệnh.
"Người dân cần cá🔴ch ly đàn trâu bò mắc bệnh với đàn gia súc còn khỏe mạnh, không đưa chúng ra khỏi vùng dịch để tránh lây🤪 lan", ông Khoa khuyến cáo.
Trước tình hình dịch lây lan, ngoài huyện Bình Sơn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi đã lấy thêm mẫu 🌞bệnh phẩm tại các xã Phổ Cường (thị xã Đức Phổ), Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi) gửi Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương xét nghiệm.