Các vết tích khoảng 5.760 - 19.100 năm tuổi, được tìm thấy tại một địa điểm có tên là Engare Sero gần hồ Natron, phía𓆉 nam Tan🐟zania. Đây là bộ sưu tập dấu chân người hóa thạch lớn nhất từ trước tới nay ở châu Phi.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà sinh vật học tiến hóa Kevin Hatala từ Đại học Chatham của Mỹ, đã xác định được ít nhất 408 dấu chân in hằn lên trầm tích núi lửa, tạo thành 17 vệt dài cùng hướng về phía tây nam. Phân tích kích thước và khoảng cách cho thấy chúng thuộc về 14 phụ nữ, hai đàn ông và một trẻ em, trong đó người lớn nhất cao kh🎃oảng 1,83 m.
"Dấu chân hóa thạch là cánh cửa sổ nhìn về quá khứ", Hatala nhấn mạnh. "Nó cho chúng ta thấy người cổ đại di chuyển nhanh hay chậm, về 𒉰hướng nào, đi theo nhóm mấy người và bàn chân của họ lớn đến đâu? Những chi tiết này có thể hé lộ hành vi và lối sống xã hội, điều rất khó thực hiện với các dạng dữ liệu khác".
Phát hiện ở Tanzania cho thấy về sự phân công lao động có sự khác biệt rõ rệt về giới tính trong cộng đồng ng🍃ười cổ đại ở Đông Phi, với phụ nữ có nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn và một vài người đàn ông trưởng thành có thể đi cùng họ để hỗ trợ. Điều này tương tự hành vi của một số xã hội săn bắt hái lượm hiện đại như Aché và Hadza ở Paraguay và Tanzania.
Hatala cùng các cộng sự còn khai quật được một số bộ xương hóa thạch của ngựa vằn, trâu và linh dương cách đó không xa. "Chúng tôi tin rằng những con v💟ật này sống trong cùng một cảnh quan và thời điểm với những người tạo ra dấu chân ở Engare Sero", Hatala cho biết thêm.
Báo cáo chi tiết đã được công bố trên tạp chí Science Reports hôm 14/5. Trong giai đoạn tiếp theo, cá🥃c nhà khoa học muốn hợp tác với chính phủ Tanzania để phát triển một kế hoạch bảo tồn dài hạn, vì địa điểm này có thể còn được nghiên𝔉 cứu trong nhiều thế hệ.
Đoàn Dương (Theo CNN/Science News)