Khu dân cư thôn Lao Đu (xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn) nằm bên đường Hồ Chí Minh có trên 100 hộ dân sinh sống. Hơn một tháng qua, nguồn nước tự nhiên trên núi dẫn về không đủ sinh hoạt, còn✤ bể chứa nướ💛c chung trong thôn dần cạn kiệt, mọi người phải dùng chung một ống dẫn nước chảy nhỏ giọt.
Ông A Hải (45 tuổi, thôn Lao Đu) cho biết, 🦩mỗi ngày khi kết thúc việc nương rẫy, ông lại phải mang can nhựa l♓oại 20 lít đến xếp hàng ở bể nước. Nhiều gia đình trong thôn đi gần một km để tắm giặt, hứng nước rửa chén bát và mang về nhà nấu ăn.
Theo ông Nguyễn Chí Sâm - Chủ tịch xã Phước Xuân, năm nay thời tiết thay đổi thất thường, nắn🙈g hạn gây thiếu nước trên địa bàn. "Xã đã đề xuất cấp trên đầu tư khoa🗹n hai giếng để giải quyết tình trạng thiếu nước cho người dân thôn Lao Đu, đồng thời vận động người dân vệ sinh đường ống, bể nước tự chảy", ông nói.
Tại xã Cà Dy (huyện Nam Giang), ông Trần Ngọc Tiên - chủ m𝕴ột quán cơm ở thôn Bến Giằng, mỗi ng🐼ày ba lần đi xe kéo chở 10 bình nhựa loại 20 lít về dùng.
Ông 🧔Tiên cho hay đã đầu tư mua hơn 1.000 m ♏đường ống lấy nước từ con suối trên núi về cho vào hai bể trong nhà, mỗi bể chứa hơn 10 m3. Sau Tết nguyên đán đến nay, nắng nóng khiến suối đầu nguồn khô cạn nên ông phải đi gần một km để lấy nước
"Điểm lấy nước chung của thôn gồm 30 hộ chỉ có mộ🎃t đường ống, nên mọi người thường phải xếp hàng chờ nhau. Mỗi ngày tôi mất cả tiếng đồng hồ cho việc này", ông nói.
Ông Doãn Bing, Chủ tịch xã Cà Dy, cho biết chính quyền xã sẽ kiểm tra tất cả nguồn nước trên địa bàn, tìm những con suối nước sạch để kéo nước về khu dân cư;꧑ đồng thời, đề xuất hu🦄yện khoan giếng lấy nước sinh hoạt cho người dân.
Theo ông A Vô Tô Phương, Phó chủ t൩ịch huyện Nam Giang, các công trình nước sạch được đầu tư trên địa bàn huyện đều đã xuống cấp, hư hỏng, do vậy huyện đang lên phương án khắc phục, đầu tư mới để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt về lâu dài trên địa bàn.