Tối 17/4, quán cà phê Ơ kìa Hà Nội trong con ngõ nhỏ trên đường Hoàng Hoa Thám đông đúc hơn thường lệ. Hơn 300 khán giả nhiều lứa tuổi có mặt từ sớm tham gia đêm thơ Se sẽ chứ kẻo cánh buồm bay mất kỷ niệm 71 năm ngày sinh cố thi sĩ (17/4/1948).🍷 Một vài người tranh thủ mang sách đọc lại những bài thơ của Lưu Quang Vũ chờ sự kiện bắt đầu. Nhiều khán giả đứng kín cửa ra vào vì bên trong không còn chỗ trống.
Tên Se sẽ chứ kẻo cánh buồm bay mất được đặt theo câu thơ trong bài Vườn trong phố🍨 của thi sĩ. Đêm thơ cũng diễn ra ở sân vườn, tràn ngập sắc loa kèn - loài hoa mà Lưu Quang Vũ yêu thích. Trên tầng hai, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp - người tổ chức - dành không gian tái hiện đúng căn phòng sáu mét vuông vợ chồng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh từng sống ở phố Huế (Hà Nội) - nơi những bài thơ, vở kịch nổi tiếng ra đời.
ꩵ Mở đầu chương trình, ban tổ chức chiếu một đoạn phim tài liệu về cuộc đời nhà thơ sinh tháng 4. Khoảng 300 người theo dõi phim trong không khí trang nghiêm. Khi phim hết, nhiều khán giả đưa tay lau nước mắt. Đạo diễn Nguyễn Thước, tác giả bộ phim, chia sẻ: "Điều đáng tiếc với tôi là không có nhiều hình ảnh động về anh Vũ. Duy nhất có hai phút là đám tang của anh do chính tôi quay. Một đám tang mà có lẽ cả Hà Nội đi đưa".
Chương trình tập trung vào thơ và các bức thư qua lại giữa Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Qua những tác phẩm, câu chuyện bên lề từ người thân và đồng nghiệp cũ, cuộc đời Lưu Quang Vũ được tái hiện xúc động. Phần đọc thơ diễn ra ngẫu hứng từ các khách mời.
NSND Hoàng Dũng đọc bức thư Lưu Quang Vũ gửi vợ đang công tác tại miền Nam. "Mùa đông này về với anh" - nghệ sĩ nghẹn ngào khi đọc đến đoạn cao trào - "nằm bên anh trong căn phòng đầy tranh của chúng ta. Và chúng ta sẽ viết chứ. Sợ gì em nhỉ?". Diễn viên Người phán xử🌺 được Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh giúp đỡ nhiều trong cả sự nghiệp và cuộc sống. Ông nhớ lại kỷ niệm bữa cơm ngày Tết tại nhà riêng của vợ chồng nhà thơ. Ông khóc khi được anh chị giấu nhau "dúi cho vài trăm" về quê. Sự nghiệp của Hoàng Dũng gắn liền với nhiều vở kịch do thi sĩ viết. Vì vậy, chỉ được ban tổ chức mời một ngày trước sự kiện, nghệ sĩ lập tức gác mọi chuyện để tham gia.
🎉 Vợ chồng nghệ sĩ Lan Hương - Đỗ Kỷ hóa thân Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ đọc những lá thư hai người gửi cho nhau. "Lắm lúc em thấy không xứng đáng với anh về trí tuệ" - nghệ sĩ Hương "Bông" đọc thư Xuân Quỳnh gửi từ Nga về nhà. Chị thể hiện sự đồng cảm với những tâm sự rất đàn bà của nhà thơ quá cố. "Người ta nhiều khi tưởng mình vượt qua những điều tầm thường rồi, mà đôi khi vẫn quay lại. Sự quay lại còn mạnh mẽ hơn lúc bắt đầu". Giọng đọc truyền cảm, dưới hình thức đối đáp của hai nghệ sĩ mang lại cảm xúc lắng đọng. Những lá thư từ lâu được người hâm mộ lưu truyền, chứa đựng sự yêu thương, ân cần và cả những lo toan của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ.
Lan Hương - Đỗ Kỷ cũng có nhiều kỷ niệm với vợ chồng Lưu Quang Vũ. Họ kể lại đêm nghe tin gia đình nhà thơ qua đời. "Lúc đó cả đoàn đang diễn vở hài kịch Bệnh sĩ🤪 trên sân khấu. Ở ngoài, diễn viên và khán giả cười ngả nghiêng. Bên trong, cụ Đình Quang ôm lấy phông nền mà khóc. Chúng tôi ngoài sân khấu cười nói, nhưng vào cánh gà là ôm nhau khóc. Hình ảnh anh trên xe cứu thương tại Việt Đức là điều ám ảnh với cuộc đời chúng tôi", Đỗ Kỷ chia sẻ.
🦋 Đêm thơ cũng công bố những tác phẩm chưa được ra mắt công chúng của đôi nghệ sĩ. Đây là những tác phẩm được nhóm tình nguyện Mây Trắng tìm thấy tại nhà riêng của Lưu Quang Vũ. Bên cạnh phần đọc, chương trình giới thiệu các tác phẩm thơ được phổ nhạc của hai cố nghệ sĩ. Nghệ sĩ Giáng Son và nhạc sĩ Lê Tâm là những người biểu diễn.
🥃 Đêm thơ kết thúc khi đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp bắt nhịp cho khán giả đọc lại hai câu thơ "Trên ngày tháng, trên cả niềm cay đắng. Thơ tôi là mây trắng của đời tôi" chúc mừng sinh nhật cố thi sĩ. Chương trình khép lại trong không khí hân hoan. Ban tổ chức chào và hẹn khán giả quay trở lại vào mùa thu, ngày Lưu Quang Vũ mất để tiếp tục hòa mình vào thế giới trong trẻo mà nhà thơ tạo ra. Hơn 10 giờ, nhiều khán giả nán lại để nghe những câu chuyện từ các khách mời.
Đạt Phan