Chất vấn thành viên Chính phủ tại Quốc hội sáng 6/11, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế) nêu thực trạng hàng nghìn tài sản cônꦏg 𒈔bỏ hoang. Bà đề nghị Bộ trưởng Tài chính nêu rõ nguyên nhân và hướng xử lý.
Bộ trưởng Tài chính H🐠ồ Đức Phớc cho biết trách nhiệm các đơn vị quản l😼ý tài sản công được phân định theo từng cấp, ngành. Tài sản công thuộc bộ ngành quản lý thì trách nhiệm thuộc Chính phủ và cơ quan tham mưu là Bộ Tài chính. Khi sắp xếp huyện xã, tài sản công là các trụ sở thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh.
"Số trụ sở n🌳ày đã xử lý được 90%, còn 10% tương đương gần 1.000 tài sản công chưa được giải quyết", ông Phớc nói, cho biết nguyên nhân là khó tìm cơ quan định giá tài sản công, trong khi thị trường trầm lắng nên việc bán, chuyển nhượng không dễ.
Ngoài ra, muốn chuyển mục đích sử dụng tài sản công thì phải phê duyệt lại mục đích sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch và hàng loạt thủ tục khác. Giữa tháng 9, Bộ Tài chính đã hướng dẫn, đôn đốc và sẽ làm việc với các đơn vị để꧂ đưa số tài sản này vào hoạt động.
Chưa hài lòng, đại biểu Nguyễn Tạo (Phó đoàn Lâm Đồng🌼) choဣ rằng cử tri rất lo lắng về tình trạng lãng phí và tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công. Nhiều vụ tiêu cực liên quan đến quản lý nhà đất, công sản ở đô thị xảy ra thời gian qua khiến người dân cho rằng "quản lý tài sản công rất có vấn đề".
"Bộ trưởng nói sẽ điều chỉnh cơ chế chính sách, nhưng tôi băn khoăn làm chậm quá, mà chậm thì sẽ còn nhiều tiêu cực🍷, lãng phí phát sinh. Tôi đề nghị qua kiểm toán, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị gây chậm trễ", ông Tạo nói.
Đáp lại, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết việc quản lý tài sản công là của nhiều ngành, nhiều cấp. Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng tài sản công nhưng trách nhiệm thuộc về người trực tiếp quản lý nên cần nâng cao trách nhiệm quản lý. "Chúng tôi tiếp thu ý kiến của đại biểu⭕ Nguyễn Tạo để kiểm tra, đôn đốc việc này", ông Phớc nói.
Cuối tháng 8, Thủ tướng yêu cầu các địa phương sớm khắc phục tình trạng bỏ hoang hoặc một cơ quan có 2-3 trụ sở làm việc sau sáp nhập huyện xã. Các tỉnh thành đánh giá hiện trạng dùnꦏg trụ sở công chưa hiệu quả để có phương án sắp xếp; bố trí ngân sách sửa chữa, nâng cấp trụ sở có thể tiếp tục sử dụng.
Bộ Tài chính, Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị có trụ sở ngành dọc tại các huyệ﷽n xã🎶 đã sáp nhập nếu không có nhu cầu sử dụng thì cần chuyển giao cho các tỉnh thành quản lý.
Giai đ🎃oạn 2019-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 48 nghị quyết để sắp xếp 21 đơn vị cấp huyện và 1.056 đơn vị cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố. Qua đó, cả nước đã giảm 8 đơn vị c💞ấp huyện và 561 đơn vị cấp xã. Việc sắp xếp giúp giảm 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện, giảm chi ngân sách nhà nước 2.000 tỷ đồng.
Dự kiến, giai đoạn 2023-2025, 33 đơn vị cấp huyện và 1.327 đơn vị cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Chính phủ dự kiến với mức hỗ trợ 20 tỷ đồng mỗi huyện và 500 triệu đồng mỗi xã thì ngân sách trung ương hỗ trợ một lần khoả﷽ng 1.30𒉰0 tỷ đồng.