Theo cập nhật của Bộ Y tế về cấp độ thích ứng an t﷽oàn Covid-19, cả nước hiện có 7.222 xã (phường) cấp 1 - vùng xanh; gần 3.500 xã cấp 2 - vùng vàng; 452 xã cấp 3 - vùng cam; 204 xã cấp 4 - vùnಌg đỏ.
Như vậy, so với lần đầu tiên ღcập nhật đầy đủ cấp độ dịch của tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc cách đây ba tuần, vùng xanh tăng thêm 300 xã; vùng cam tăng thêm hơn 354 xã; vùng đỏ tăng thêm 167 xã. Hôm 22/10, cả nước có 6.946 xã xanh; 2.790 xã vàng; 98 xã cam; 3ꦍ7 xã đỏ.
Hiện Bộ Y tế chỉ cập nhật bản đồ cấp độ nguy 🐽cơ ở cấp xã, thay vì cập nhật đến cấp huyện, tỉnh෴ như trước đây.
Tỉnh có số xã vùng đỏ nhiều nhất cả nước hiện nay là🦂 An Giang, tính đến 12/11 𝕴(24 xã); tiếp đó là Đăk Lăk (20 xã), Bạc Liêu (20 xã), Bình Thuận (13)...
Nghệ An có nhiều đơn vị vùng xanh nhất cả nước với 422 xã, tính đến 14/11. Các t𓄧ỉnh không có xã vùng xanh nào là: Thanh Hóa, Quảng Bình, Hậu Giang, Hưng Yên, Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Phước.
Tỉnh có nhiều vùng vàng nhất là Thanh Hóa với 555 xã, chiếm hầu hết đơn vị hành chính cấp xã toàn tỉnh, tính đến 14/11. Thanh Hóa chỉ có một xã vùng cam; 3 xã vùng đỏ. Tỉnh có nhiều xã vùng cam nhất là Vĩnh Long (39), ღtính đến 13/11.
Các tỉnh không có xã vùng đỏ là: Cao bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, 𒁃Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, TP HCM,🤡 Long An, Sóc Trăng.
Trê🍨n bản đồ toàn quốc, các tỉnh phía Bắc có nhiều xã vùng xanh. Bắc Trung Bộ đa phần là vùng vàng xen lẫn một vài nơi vùng đỏ. Đông Nam Bộ xen kẽ các vùng xanh, vàng, cam, đỏ. Đồng bằng sông Cửu Long đa phần là vùng vàng xen lẫn cam,🍰 đỏ; một vài nơi vẫn giữ màu xanh.
Hà Nội và TP HCM đa🍃 phần là vùng xanh và vàng. Ngày 13/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã nâng cấp độ dịch phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm) lên cấp 4, đây là vùng đỏ duy nhất ở thủ đô🔜.
Nhận định về bản đồ cấp độ nguy cơ dịch bệnh hiện nay, PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp y tế🌟 cộng đồng (Bộ Y tế), nói số F0 tăng lên ở nhiều địa phương thời gian gần đây là nguyên nhân khiến nhiều xã, phường đổi màu sang đỏ, cam.
Ông phân tích, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, Việt Nam đã thay đổi quan điểm từ chiến lược zero Covid sang chấp nhận có số ca nhiễm nhất định trong cộng đồng. Trên cơ sở này, các địa phương đã nới lỏng biện pháp 🐻phòng dịch, mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, vui chơi giải trí... Người♑ dân được đi lại từ nơi này đến nơi khác thuận tiện hơn. Khi sự giao lưu, tiếp xúc nhiều hơn thì sẽ phát sinh F0 trong cộng đồng.
Hơn nữa, thời gian qua có lượng lớn người dân từ các tỉnh, thành phía Nam từng là tâm dịch về quê, cũng có 🥀thể mang theo mầm bệnh về địa phương. Hà Nội và TP HCM dù đa phần là số xã vùng xanh, vàng nhưng có sự giao lưu, tiếp xúc nhiều, nên vẫn liên tục phát hiện F0 cộng đồng.
Theo ông Phu, việc số ca nhiễm tăng thời gian gần đây tuy cần chú ý để xử trí kịp thời, với các biện pháp phù hợp, nhưng không quá đáng lo ngại bởi các địa phương đang tăng tốc phủ vaccine. "Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến những người bệnh nền, người già, trẻ em chưa được tiêm vaccine, để tránh trường hợp chuyển nặng, gây quá tải cho 🅘෴hệ thống y tế", ông lưu ý.
Ông cũng khuyến cáo các địa phương không nên "buông lỏng công tác🌄 chống dịch" khi đã mở cửa trở lại. Người dân dù đã tiêm vaccine vẫn cân tuân thủ 5K.
"Dù đã bao phủ vaccine, vẫn có nguy cơ quá tải hệ thống y tế nếu có nhiều ca chuyển nặng. Vì vậy các địa phương cần kết hợp nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn", PGS Trꦇần Đắc Phu ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚnêu quan điểm.