Năm nay, Đạo luật thẩm định chuỗi cung ứng (LkSG) của Đức bắt đầu có hiệu lực với các nội dung về bảo vệ quyền người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn những hành vi xâm phạm môi trường. LkSG chú trọng vấn đề an toàn lao động và bình đẳng trong việc làm, mức lương. Các vấn đề về môi trường được cơ quan quản lý nước này nhắm đến là sản xuất hoặc chế tạo gây ô nhiễm tài nguyên và sức khỏe, sử dụng các chất khóꦐ phân hủy, quản lý chất 𓆉thải nguy hại...
Đức vốn là một trong những thị trường khó tính nhất châu Âu với các điều kiện khắt khe trong quy trình sản xuất và xuất khẩu. Đạo luật mới càng mang lại nhiều t꧒hách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần thay đổi nhiều khía cạnh nếu muốn xuất khẩu sang nước này. Theo các chuyên꧒ gia, ba trọng điểm cần lưu ý ở LkSG là quyền của người lao động, quản lý rủi ro và giám sát việc thực hiện sản xuất, kinh doanh bền vững.
Ông Huỳnh Lê Linh Vũ - chuyên gia🐼 nghiên cứu thị trường trong mạng lưới của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) - lưu ý khi vi phạm bất kỳ điều gì ở LkSG, khả năng đưa sản phẩm vào thị trường Đức♈ rất thấp. "Trước đây, những quy định trên chủ yếu mang tính khuyến khích, giờ trở thành điều kiện cần nếu muốn xuất khẩu sang thị trường của họ", ông nhấn mạnh.
Về khía cạnh quyền người lao động, chuyên gia này lưu ý với ngành may mặc. Ngành này thường xuyên cần gia công bên ngoài với các nhà thầu phụ. Các doanh ng🌱hiệp thường ít hoặc gặp khó trong việc quản lý môi trường làm việc ở các nhà thầu phụ này. Tuy nhiên, đạo luật LkSG không chỉ điều tra và đánh giá các vấn đề lao động và việc làm tại chính doanh nghiệp mà còn quan tâm cả thầu phụ nhận gia công cho doanh nghiệp đó.
Về nội dung bảo vệ môi trường, nông sản là một trong những nhóm hàng dễ bị ảnh hưởng nhất nên cần chú trọng vào khâu kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Vũ nêu thực trạng người n𒀰ông dân có thể trung thực nhưng những người bán thuốc bảo vệ thực vật lại tìm cách "lách" luật. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải đồng hành cùng nông dân trong khâu điều tra và kiểm s𝄹oát vấn đề này.
Thực tế thời gian qua, phần lớn nông sản Việt Nam không thể trực tiếp đưa vào Đức mà thường thông qua Hà Lan, Pháp vì không đáp ứng được tiêu chuẩn của nước này. Điển hình là trái thanh long do b🙈ị áp thêm chế tài riêng từ ꦬnăm 2018, khi xuất hàng phải kèm theo bảng kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gồm 570 chất.
Theo ông Huỳnh Lê Linh Vũ, nếu Việt Nam không kiểm soát một cách nghiêm túc vấn đề trên, việc mất thị phần là điều dễ xảy ra trước mắt. Riêng trái cây nhiệt đới, không chỉ cạnh tranh với các nước trong khu vực, Việt Nam còn chịu sức ép khi Tây Ban Nha đã trồng được chanh dây, thanh long... Các nước EU đang hạn chế hơn về việc sử dụng nông phẩm k𝐆hông có nguồn gốc trong khối để giảm thiểu rủi ro.
Lưu ý chung cho tất cả ngành nghề, ông Leif Schneider - Phó chủ tịch Hội đồng Luật EuroCham, khuyên các doanh nghiệp cần chủ động đáp ứng vì về cơ bản những điều luật kể trên không mới, một số nước trong khu vực đã áp dụng và sẽ sớm trở thành xu thế tất yếu cho thương mại châu Âu. Các doanh nghiệp nên nghiêm túc tìm hiểu điều luật mới để biết chính xác những gì cần đáp ứng nếu muốn tiếp xúc thị trường Đức. Sau đó, doanh nghiệp tập trung👍 đào tạo và chuyển giao kiến thức về quyền của người lao động và bảo vệ môi trường, từng bước kh🍎ắc phục những điểm còn thiếu sót.
Theo ông Leif Schneider, với việc đã có sẵn Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA), nếu các doanh nghiệp Việt đáp ứng tố𓂃t quy định về quyền người lao động và bảo vệ môi trường, sẽ sở hữu nhiều lợi thế hơn hẳn các nước trong khu vực và có thể là cả châu Á. "Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành địa điểm đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu", ông nói.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Đức trong năm 2022 đạt hơn 8,9 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2021 và cũng là cửa ngỏ để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác của châu Âu. Trong nhiều năm qua, Đức vẫn duy trì là quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu hàng ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhóa đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
Tất Đạt