Các luật sư đang giới thiệu về đạo luật mới tại hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn. |
Phó cục trưởng Cục Xúc tiến (Bộ Thương mại) Đỗ Thắng Hải đã khẳng định với VnExpress như vậy bên lề hội thảo "Xuất khẩu sang Mỹ, vấn đề thương hiệu và an toàn thực phẩm" sáng nay, tại Hà Nội. Cũng theo ông Hải, do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về xây dựng và🌌 bảo hộ thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt tại nhiều nước chứ không chỉ thị trường Mỹ.
Mỗi năm Mỹ nhập khẩu hơn 1.000 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã có bước phát triển nhảy v🌟ọt kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương được ký kết, từ 200 triệu USD năm 1994 lên 3 tỷ USD năm 2002. Riêng kim ngạch x🌟uất năm 2002 đã tăng khoảng 133% so với 2001. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Mỹ là dệt may (chiếm ꦚ40% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ), hải sản (20%), giày dép (9%) và dầu khí 7,5%... |
Luật sư Cash Hamrick (Công ty Tradi Corporation) khuyên các doanh nghiệp Việt Nam nên đăng ký thương hiệu khi có ý định làm ăn tại thị trường Mỹ. Bởi theo ông, việc hợp thức hóa thương hiệu tại đây sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh, thậm chí còn giúp thu hút đầu tư dễ dàng hơn. Ngay cả việc chỉ 🍃đăng ký thương h𝓡iệu (dù chưa được công nhận) cũng mang lại quyền ưu tiên cho doanh nghiệp đối với thương hiệu đó.
Bên cạnh thương hiệu, vấn đề được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất tại hội thảo là những yêu cầu nghiêm ngặt của Mỹ liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo các luật sư của Tradi Corporation, ngoài những quy định chung, doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Việt Nam phải hết sức chú ý tới Đạo luật An toàn Y tế cô🐟ng cộng và Chuẩn bị phản ứng Khủng bố Sinh học mà quốc hội Mỹ vừa thông qua. Dù phải đến 13/12/2003, đạo luật này mới có hiệu lực, nhưng Washington yêu cầu tất cả các cơ sởꩵ sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, tiếp nhận và bảo quản thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc thú vật ở Mỹ đều phải tiến hành đăng ký với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) trước ngày 12/12. Việc đăng ký phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới tên, địa chỉ hoạt động của mỗi cơ sở (và các thương hiệu) mà người đăng ký điều hành kinh doanh, cũng như các loại thực phẩm mà cơ sở xử lý. Riêng các doanh nghiệp nước ngoài còn phải đăng ký tên người đại diện tại Mỹ...
H൲ội thảo “Xuất khẩu s🔜ang Mỹ, vấn đề thương hiệu và an toàn thực phẩm” cũng được tổ chức tại TP HCM trong cả ngày hôm nay.
N. Phương - Song Linh