൩Đó là thời điểm hơn ba năm trước, khi Chính phủ ban hành không phải một, mà gần như cùng lúc hai nghị định, có điều khoản xử phạt hành vi bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.
- Nghe đâu vài bữa nữa là dô luật (nghĩa là luật có hiệu lực) rồi đó - thím Tám nhắc.
♛- Mà đó giờ xóm mình toàn sai sắp nhỏ đi mua đồ. Giờ bà con sai nó đi mua thuốc lá, tui quên tui bán là chết tui - bà Hai nói, mặt có vẻ lo.
ꦆ- Bà cứ bán bình thường đi, ai mà xuống bắt bà đâu - một thanh niên trong xóm lên tiếng, "bà không thấy cái chợ đầu xóm, công an, dân phòng xuống dẹp rồi lại bán bình thường đó? Có ai bị phạt gì đâu. Có chiến dịch dẹp thì mấy bả nghỉ bán ít ngày. Hết chiến dịch lại ra bán, các anh dân phòng cũng mua đồ ở đó mà.
ಞChú Tư nghe nói cũng gật gù, vì mấy chuyện lấn lề đường làm chợ, làm ồn giữa khuya... đều "không bị làm sao" thì chuyện bán thuốc lá rồi cũng rứa.
⛎- Chuyện này nhỏ mà, bình thường như cân đường hộp sữa - chú Tư chốt lại rồi mọi người tản đi.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚTôi thấy một lát cắt nhỏ ở miệt đồng bằng quê tôi - nơi tưởng chừng thời gian đọng lại, nhịp sống vận động chậm hơn hẳn những đô thị lớn, nhưng cũng thể hiện sống động những vấn đề liên quan đến thực thi và tuân thủ pháp luật.
Nhan nhản khắp đường trên xóm dưới, nơi đâu nhoi ra một chút vỉa hè thì nơi đó không có chỗ cho người đi bộ. Hàng ăn, quán nước lố nhố chen nhau. Có chiến dịch thì dẹp đi ít hôm, hết chiến dịch bà con lại "ra quân" bán tiếp. Chuyện phạt vi phạm giao thông cũng vậy, hễ thấy công an đứng thì bà con đi đúng luật, vắng bóng công an là quẹo ngược quẹo xuôi. Mua bán tiêu thụ hàng giả hàng nhái chưa bao giờ là chuyện phải lăn tăn. Áo, túi Dior, Valentino... bày bán đầy thị trấn. Bữa nào tôi ghé qua cũng nghe mấy chị chủ hàng tám chuyện: đầm này Gu xì á, y chang nhỏ ca sĩ mặc lên TV hôm bữa...
🔥Theo sau sự ra đời của các nghị định là các chiến dịch truyền thông, các đợt ra quân xử phạt... Tôi quan sát thấy các cơ quan ban ngành quê tôi cũng có rất nhiều nỗ lực trong việc giành lại lề đường cho người đi bộ, xóa chợ không đúng quy định, "ra quân" vì an toàn giao thông, vì thành phố sạch đẹp, vì quyền lợi người tiêu dùng...
❀Kết quả đạt được của những hoạt động này là không thể phủ nhận. Bằng chứng là, nhờ có báo chí truyền thông, bà Hai bán cafe mới biết bán thuốc cho người dưới 18 tuổi là sẽ bị phạt. Các đợt tổng kết chiến dịch của nhà hữu trách cũng thường công khai số vụ vi phạm, số tiền ngân sách Nhà nước có thêm được nhờ nguồn thu từ xử phạt hành chính.
♋Nhưng phần lớn đó là những con số đạt được trong chỉ một giai đoạn, mang tính thời điểm. Các đợt vận động tuyên truyền cũng như chiến dịch ra quân thường ồ ạt như những đợt mưa gió quét qua, rồi hết, lại trời yên biển lặng.
ꦅTôi có thể kể không hết, nhưng quy định đội mũ bảo hiểm, và xử phạt nồng độ cồn khi điều khiển ôtô, xe máy là hai quy định hiếm hoi được thực thi khá quyết liệt, mang đến tác động thay đổi đáng kể về nhận thực và hành vi của người dân.
ඣỞ phía ngược lại, hệ lụy của việc chỉ làm theo chiến dịch rồi thôi là sự nảy sinh tâm lý nhờn luật. Hôm nay làm thế này thì không bị phạt, hôm sau làm tiếp lại bị phạt, khiến cho tính nhất quán trong tuân thủ pháp luật trở thành tâm lý "hên xui". Lâu dần, bà con không ai nhận thấy việc mình làm có gì sai trái. Nhất là khi họ đã làm chúng cả đời người, được cộng đồng xung quanh chấp nhận, và thấy cán bộ thực thi pháp luật cũng làm y chang.
ꦿSức người có hạn, bộ máy thực thi pháp luật "chạy bằng cơm", dù phình ra lớn cỡ nào, cũng không đủ sức "đi bắt phạt" hàng ngày chuyện bán rượu, thuốc lá cho người vị thành niên. Việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành điều kiện tiên quyết bắc cầu đến hành vi tự giác tuân thủ. Người dân phải được điều chỉnh để hiểu tại sao cần phải thực thi; việc này mang lại lợi ích gì cho họ; động lực nào khiến họ nên cư xử khác đi...
🦹Tôi nhìn thấy hiệu quả của các cuộc phát động, các chiến dịch ra quân xử phạt; nhưng tôi cũng đồng thời nhìn thấy mặt trái của lối hành luật không nghiêm.
🎶Hơn ba năm sau khi các nghị định liên quan đến xử phạt hành vi bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi có hiệu lực, mới đây về quê, qua quán bà Hai, tôi thấy bé út Lùn con ông Chín vừa chạy tới nơi vừa kêu: "Cho con ba điếu con mèo".
Ngô Tú Ngân