Dịp 8/3 năm nay, ngoài lời chúc dành cho vợ, bà Lê Thị Xuân (65 tuổi), ông Dương Đình Thương (68 tuổi) quê gốc Triệu Phong, Quảng Trị gây chú ý trên mạng xã hội khi đăng bức ảnh 8 con gái mặc áo cử nhân cùng lời nhắn: "Dù trái đất có thay hình đổi dạng, dù cuộc đời có hàng vạn đau thương, dù đi đâu khắp trên mọi nẻo đường, ba mãi là người yêu các con nhất trên đời. Nhân ngày 8/3, Quốc tế Phụ nữ, ba chúc các con vui vẻ, hạnh phúc và thành công trên mọi lĩnh vực".
Lời chúc khiến nhiều người xúc động nhưng không thể nói hết hành trình và tình yêu vợ chồng ông dành cho các con. Ông Thương kể, năm 1982 vợ chồng đón con gái đầu lòng, đến năm 1997 sinh đứa con gái thứ 8. "Đông coꦦn gái nhưng tôi rất thương vợ con. Vợ sinh, tôi đều thuê vú nuôi phụ chăm sóc con để bà ấy bớt vất vả", ông nói.
Hai v🍸ợ chồng ông mở trang trại chăn nuôi lấy tiền cho con ăn học. Năm 1997, họ làm ăn thua lỗ, phải dẫn theo hai con nhỏ nhất vào Tây Nguyên kiếm kế sinh nhai, 6 con gá🍌i lớn ở nhà nhờ người thân chăm sóc vì còn phải tiếp tục việc học. Biết cha mẹ khổ, các con ông tự bảo ban nhau.
Ở vùng đất mới, vợ chồng ông Thương vừa lao vào làm lụng vừa sốt ruột lo đàn con lớn ở nhà. Ông về tận Châu Đốc (An Giang), Vũng Tàu mua quần áo cũ về giặt, ủi, bán lại. "Có những ngày lưng đau cứng, đầu gối mỏi nhưng vẫn phải cố", ông bố kể. Bà Xuân mở quán bán nước giải khát, bánh mì. Hai n🌟ăm sau, cuộc sống ổn địไnh, vợ chồng đón 6 con còn lại từ Quảng Trị về huyện Đức Cơ, Gia Lai đoàn tụ.
Mỗi buổi sáng, 8 cô con gái lục đục kéo nhau dậy cùng cha mẹ sửa soạn đồ đạc, chuẩn bị bán hàng. Đứa lớn phụ nấu cơm, đứa nhỏ phụ rửa chén. Lúc mẹ ốm đau, cô cả nấu cháo, cô hai, cô ba bán hàng. Các con lớn dần🦋, g🦹ánh nặng chăm sóc của ông bà vơi đi, nhưng gánh nặng chi phí học hành ngày càng chồng chất.
"Nhiều người nói con gái học ꦫgì nhiều, nhưng càng là con gái, chúng tôi càng muốn con được học hành tử tế để c𝓀ó cuộc sống tốt hơn", ông Thương nói.
Năm 2008, ông chuyển nhà về Đà Nẵng để tiện cho các con học tập và sinh sống. 19 năm l𒐪iền, năm nào vợ chồng ông Thương cũng có con gái học đại học. Có thời điểm, có tới bốn con đều là sinh viên. Để có tiền đóng học phí cho các con, ông bà mở quán cà phê, bán thêm mỹ phẩm. Đàn con của ông cũng vừa làm thêm, kết hợp bán hàng online để phụ cha mẹ.
Tháng 6/2020, gia đình ông làm lễ tổng kết "phổ cập đại học" tại Đà Nẵng. Dịp này, 8 cô con gái đã chụp bộ ảnh🐠 kỷ niệm cùng cha mẹ, ghi nhớ công lao của đꦅấng sinh thành.
"Ngày xưa, có người bảo với tôi rằnඣg nhà đông con làm gì có tiền mà ăn học. Vì câu nói đ🍎ó mà chị em tôi cùng cố gắng để có được như ngày hôm nay. Cảm ơn ba mẹ đã đưa chúng con đến với thế giới này và cho chúng con ăn học", con gái cả của ông Dương kể với bạn bè trên mạng xã hội, kèm bức ảnh đại gia đình trong ngày vui.
Hiện tại, các con của ông đều có đ𝓰ịa vị, thu nhập tốt. Người con gái đầu là giám đốc một công ty bất động sản, cô thứ hai dạy học ở Gia Lai, cô thứ ba là thạc sĩ kinh tế làm việc tại Đà Nẵng, cô thứ tư làm chủ thương hiệu thời trang, con thứ năm làm việc ở ngân hàng, con thứ sáu là chủ doanh nghiệp thời trang phong cách Nhật Bản, con thứ 7 là trợ lý cho chị gái, 🍨con gái út đang học thạc sĩ ngành Y.
Năm trong số 8 người con của ông Thương và bà Xuân đã lập gia đình. Cháu ngoᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚại lớn nhất của ông bà sắp bước sang tuổi 16.
Hạnh phúc nhất của vợ chồng bà Xuân là luôn có các con ở bên quan tâm, động viên. Người cha cho biết, may mắn là các con ngoan, hiểu chuyện,🌠 biết yêu thương và giúp đỡ bố mẹ. Nhờ vậy, ông bà vượt qua được những giai đoạn khó khăn của đời người♐.
"Vợ chồng tôi nghiệm ra co🐽n trai hay con gái đều💟 đáng giá miễn là mình yêu thương, bảo bọc các con", ông nói.
Minh Thơm - Phạm Nga