Ngày 26✨/9, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo "Những nội dung mới và điểm nhấn trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng".
GS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết một trong nhữn✅g điểm mới của dự thảo văn kiện lần này là "khát vọng phát triển đất nước". Ban đầu, có ý kiến cho rằng khát vọng đó phải là "xây dựng một nước Việt Nam hùng cường". Tuy nhiên, sau khi cân nhắc toàn diện, Tiểu ban văn kiện mới đây đã báo cáo Bộ Chính trị đưa vào dự thảo "khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", đặc biệt nhấn mạnh yếu tố "hạnh phúc" của nhân dân.
"Qua dịch Covid-19 chúng ta càng hiểu rõ không phải cứ thu nhập cao, tốc độ tăng trưởng nhanh là sung sướng mà quan trọng nhất là cuộc🧜 sống bình yên và hạnh phúc", ông Phú nói.
Theo ông Phú, dự th💧ảo văn kiện lần này có bước phát triển mới về tư duy nhân dân. Bên cạnh cơ chế dân chủ, để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trước đây, dự thảo văn kiện trình đại hội 13 còn thêm nội dung "dân giám sát và dân thụ hưởng". "Cái đó là quy luật, làm thì phải được hưởng", GS Phú nói và nhấn mạnh, Ban soạn thảo đã hài hòa được lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Phát biểu tham luận tại hội thảo, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng điều cần thiết đối với người d🌜ân không chỉ là vật chất mà còn là nhu cầu văn hóa, tri thức. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc. Vì vậy, dự thảo văn kiện đặt vấn đề nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh là "rất cần thiết".
"Vừa qua, một tỉnh đã đưa tiêu chí hạnh phúc của người d💎ân vào trong báo cáo chính trị, trong đó đo lường hạnh phúc thông qua các tiêu chí hài lòng về cuộc sống, môi trường, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, hài lòng về 🌄cơ quan công quyền... Tôi cho đó là điểm mới độc đáo", ông Hiển nói.
Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi góp ý, cần bảo đảm công bằng xã hội trong dự thảo văn kiện. Mục tiêu phát triển bền vững để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải được thực hiện thông qua các ꦉgiải pháp quản lý phát triển xã hội hiệu quả để giải quyết hài hòa quan hệ xã hội, bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội bền vững, kiểm soát và xử lý rủi ro, bảo đả𝔍m người dân đều được tự do, bình đẳng cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện.
Theo ông Lợi, thực hiện công bằng xã hội phải gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo đảm nhân dân được hưởn🍷g thụ ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh đó, cần nhất quán quan điểm của Đảng về bảo vệ, c൲hăm sóc, nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam trên cơ sở khẳng định nền y tế Việt Nam có tính chất "vì dân, của dân, do dân". Đặc biệt, văn kiện cần nhấn mạnh tiêu chí "không được gây ra 🌼nghèo hóa người dân thông qua các khoản chi phí cao, bất hợp lý trong khám chữa bệnh".
PGS Đoàn Minh Huấn, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cho biết dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng đã được lấy ý kiến tại đại hội Đảng bộ cơ sở và cấp trên cơ sở, đang lấy ý kiến tại đại hội Đảng bộ cấp tỉnh. Theo chỉ đạo của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hiện nay văn kiện chưa phải là văn bản cuối cùng, cần tiếp tục thảo luận, đào sâu suy nghĩ. Đối với những vấn đề lớn, mới, khó, còn có ý kiến khác nhau càng cần phải bﷺàn thảo.
Do đó, các ý kiến chuyên gia góp ý tại hội thảo sẽ được chuyển tải, đề xuất🐻 kiến nghị với Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng, Tổ biên tập văn kiện và Trung ương để có thêm hướng lựa chọn các phương án tối ưu, trước khi công bố lấy ý kiến nhân dân ngày 2♔0/10.