Hành trìn𒀰h tới châu Âu của những người di cư Syria luôn vô cùng gian nan và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Để sống sót tới được ܫmiền đất hứa, họ phải trải qua chuỗi ngày dài dằng dặc lênh đênh trên biển, rồi tiếp tục rong ruổi hàng trăm km. Dù vậy, hành trang họ mang bên mình lại có vẻ không hề xứng tầm với một chuyến đi sống còn. Chúng giản tiện đến tối đa.
Đèn laser cầu cứu
Abu Jana là một cựu sĩ quan quân đội Syria. Bên trong chiếc balô anh mang vào châu Âu là một bao thuốc lá, chiếc túi nylon đựng giấy tờ tùy thân, cuộn băng dính để gói kỹ túi giấy tờ, vài quả chanh dùng thay thuốc chống say, chiếc đèn laser gọi tàu cứu hộ tro♚ng trường hợp đắm tàu, băng gạc, một hộp chà là, sổ hộ khẩu, kem chống nắng, thuốc giảm đau, một bộ quần áo cùng phao cứu hộ.
Các vật dụng tuy nhỏ bé nhưng nói lên rất nhiều điều về người đàn ông 35 tuổi. Những quả chanh là do vợ dặn anh mang theo vì nước chanh chua có thể giúp làm dịu đi cơn say sóng. Chiếc túi nylon và cuộn băng dính dùng để bọc kín giấy tờ tuỳ thân cho thấy anh luôn chuẩn bị tinh thần sẽ bị rơi xuống nước bất cứ lúc nào. Nhưng cây đèn laser là thứ có ý nghĩa lớn hơn cả. Nó sẽ giúp Jana thu hút sự chú ý của tàu bè đi ngang qua nếu chẳng may thuyền lật và anh phải lênh đênh giữa những cơn sóng lớn. "Ai đó sẽ để ý thấy ánh đèn và cứu chúng tô❀i", anh nói.
Jana chắc chắn hiểu rõ những mối꧑ nguy hiểm khi vượt biên bằng đường biển. Cách đây không lâu, anh từng bị cảnh sát Ai Cập bắt giữ khi đang cố lên một con tàu đến châu Âu. Cùng chuyến đi đó, một người bạn của anh đã chết đuối. Jana chuẩn bị cho hành trình vượt biển từ hồi th🎀áng 4. Khi đó, những sứ mệnh giải cứu của châu Âu còn chưa ra đời. Chỉ một vụ chìm tàu có thể cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
"Tôi không nghĩ các nhiệm vụ giải cứu đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định vượt biển của tôi và những người khác"ꦡ, Jana cho biết. "Đơn giản là bởi bản thân 🦂hành động này đã đầy rủi ro rồi. Vậy nên có thêm 10% rủi ro nữa do đi bằng thuyền cũng chẳng thể thay đổi quyết định của tôi".
Chính tình cảnh hiện tại đẩy Jana đến giải pháp tuyệt vọng này, theo Guardian. Anh đào ngũ sau khi chứ🍰ng kiến sự khốc liệt của cuộc chiến tại Syria. Giờ😼 đây anh bị truy nã nên không thể trở về quê. Đại sứ quán Syria ở Cairo không cấp hộ chiếu cho anh. Thiếu giấy tờ khiến Jana không thể đi lại hợp pháp cũng như tìm việc làm ở Ai Cập. Jana cũng không thể tiếp tục học đại học. Anh còn không ký được hợp đồng thuê nhà đàng hoàng.
Nhiều người dân Syria khác tại Ai Cập cũng mắc kẹt trong hoàn cảnh tương tự Jana. Nhưng cảnh ngộ của Jana còn tồi tệ hơn họ vì không chỉ mình anh mà cả hai cô con gái cũng bị kẹt. Không có giấy tờ hợp lệ, anh không thể đăng ký khai sinh cho các con nên vềꦆ mặt pháp lý hai cô bé không tồn tại. Vì thế, khi đến tuổi, các con Jana cũng ít có cơ hội được đi học.
"Vậy nên tôi nhất định phải đi", Jana quả quyết. "Nghe tôi nói này, dù họ có quyết định đánh đắm tàu di cư đi chăng nữa thì người ta vẫn cứ lên thuyền thôi bởi những ngườ🐭i này tự coi mình là các xác chết biết đi từ lâu rồi".
Áo phao phòng bất trắc
Một áo phao cũ, hộ chiếu, một hộp nhân sâm, thuốc chống say, hộp quả chà là, bằng cao đẳng thợ điện, giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp ba, sổ hộ khẩu là tấ🐬t cả hành lý của Nizar, 39 tuổi.
Ông mang theo rất ít đồ đạc bởi cũng không còn gì nhiều để mà đem đi. Ngôi nhà của ông 𒀰ở Syria bị phá hủy từ năm 2013. Chiếc áo phao một năm tuổi là tài sản duy nhất ông còn giữ được. Việc Nizar cố tình giữ lại chiếc áo phao cho thấy đây không phải lần đầu tiên ông cố gắng vượt biển. Tháng 9 năm ngoái, Nizar cùng vợ con bị cảnh sát Ai Cập bắt và tống giam trong một tuần khi đang đứng trên bờ biển chờ tàu của bọn buôn người đón. Nhưng trong cái rủi có cái may, chiếc thuyền họ định lên bị đắm khiến 500 người thiệt mạng.
Mặc dù biết về thảm hoạ ấy, Nizar vẫn quyết tâm liều lĩnh một lần nữa. Đợt nàꦗy, ông sẽ lên đường cùng người cháu họ và để các con lại Ai Cập. Nếu thành công với thử thách sống còn này, ông sẽ có cơ hội đưa các con sang sau và đoàn tụ với gia đình mình. Đây là phương án được nhiều người áp dụng. Nó giúp lý giải vì sao hầu hết người di cư đường biển đều là nam giới.
"Tôi tưởng rằng có thể🐎 ổn định cuộc sống tại Ai Cập, chờ đến khi mọi chuyện yên ổn rồi cඣả nhà lại trở về quê hương", Nizar chia sẻ. "Nhưng sự thật là ở đây không có chỗ cho chúng tôi, chẳng có sự ổn định nào hết".
Tình thế ở Ai Cập không tệ như Syria nhưng chính phủ nước này đang trong tình trạng thiếu thốn tiền bạc đến mức khó có thể đảm bảo cuộc sống cho dân chúng nên hiển nhiên những người tị nạn cũng không nhận được chút quan tâm nào. Theo Niℱzar, hệ thống giáo dục thì kinh khủng đến mức ông nghĩ ngay cả các con mình cũng khôn📖g đáng phải nhận dù họ có là dân tị nạn.
Đây là lý do chính khiến ông𒁃 chấp nhận liều mình. "Điều quan trọng nhất với tôi là tương lai của các con", Nizar nói. Nếu như ở châu Âu, "tôi có thể chu cấp cho các con đầy đủ hơn, giúp chúng được học hành bài bản và có công việc".
Chai nước dùng một tuần
Hành lý của Houthayfa, đầu bếp 29 tuổi, thậm chí còn nhỏ gọn hơn cả hai người đồng hương. Anh mang theo vỏn vẹn một chiếc áo khoác để giữ ấm, một chai nꦛước dùng cho cả hành trình dài một tuần lễ, hộ chiếu sắp hết hạn và giấy tờ g🥀hi chép quá trình tại ngũ.
Houthayfa khô🍃ng đem nhiều đồ vì anh không có nhiều tài sản. Hơn nữa, bọn buôn người cũng không cho mang hành lý quá cồng kềnh lên thuy♚ền. Chúng muốn giảm tối đa đồ đạc để nhồi nhét nhiều người nhất có thể.
"Tất nhiên là tôi thấy sợ hãi rồi, nhưng 🥀đây là lựa chọn duy nhất", anh nói. "Cảm giác như mọi cánh cửa đóng sập trước mắt bạn, lối thoát duy nhất là biển".
Houthayfa﷽ ban đầu chạy sang Lebanon, nơi hơn một triệu người tị nạn Syria tìm đến kể từ khi cuộc nội chiến ở nước nà💦y bùng phát. Anh ở đây trong 9 tháng. Houthayfa miêu tả đó là quãng thời gian "khốn khổ".
Houthayfa ban ngày làm việc cho một nhà hàng. Khi đ꧅êm xuống, anh nằm ngủ co ro trên sàn đất lạnh lẽo. "Tôi không thể chịu nổi cái lạnh về đêm", anh kể. "Có những lúc tôi tưởng xương mình nh👍ư vỡ vụn ra vì gió rét".
Người dân bản địa thì cạn kiệt lòng hiếu khách bởi họ quá mệt mỏi vì làn sóng di cư ồ ạt tràn vào nước mình. Houthayfa vẫn còn nhớ lần anh đi xin giấy tờ tại một trụ sở cảnh sát. Dù không làm gì quá đáng nhưng theo Houthayfa anh vẫn bị đáp trả bằng những lời nói khó nghe như "Biến ra khỏi đây thằng Syria kia. Tên tị nạn đến ꦡphá hoại đất nước của chúng tao". Houthayfa còn bị những người dân bản xứ hành hung trên đường. Họ sỉ nhục, đánh đập nhưng anh không thể phản kháng.
Mùa hè năm 2014, Houthayfa quyết định sang Ai Cập để ở gần họ hàng hơn. A🔯i Cập thời điểm này không còn cho phép người Syria nhập cảnh nữa nên anh phải hối lộ để có visa. Đến nơi, anh mới thấy mọi thứ ở đây cũng không ổn định hơn là bao. Hộ chiếu sắp hết hạn nên anh không xin được giấy phép cư trú, đồng nghĩa với việc khô🌜ng có việc làm hợp pháp. Houthayfa phải nhận các công việc tạm bợ với đồng lương bèo bọt không đủ sống.
Houthayfa thấy vậy là quá đủ, anh ch🌃uẩn bị đem toàn bộ số tiền tiết kiệm được nộp cho bọn buôn người để chúng giúp anh di cư vào châu Âu.
Thuốc lá lấy lòng
Ahmed Abu Zeid là người dường như có hành trang tươm tất hơn cả. Anh mang theo một áo phao, hai mũ,༒ 12 chai nước nhỏ, 4 lốc thuốc lá, thịt bò muối, bánh mỳ, quả chà là, hộ chiếu, thuốc giảm đa꧙u và thuốc chống say.
Dù biết bọn buôn người yêu cầu dân di cư hạn chế vật dụng mang lên thuyền nhưng Zeid cho hay anh sợ chết đói hơn là chết đuối. "Họ nói sẽ cung cấp thực phẩm, nhưng thậm chí họ còn không cho nước uống. Nếu suôn sẻ cũng phải mất đến 5 ngày, song chuyến đi thường dài hơn thế. Con người mu👍ốn sống sót cứ phải ăn đã", Zeid chia sẻ kinh nghiệm.
Zeid biến balô thành một chiếc tủ đựng đồ ăn di động. Mười hai chai nước tương đối nặng nhưng sẽ giúp anh không chết khát. Với chỗ thịt bò muối, bánh mỳ và chà là🃏, anh sẽ không chết đói. Còn số thuốc lá thì được dùng để lấy lòng bạn đồng hành, tạo quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
Zeid từng mang nhiều hành trang hơn, "những đồ vật có giá trị tinh thần từ quê hương Syria". Nhưng trong🦄 một lần bị cảnh sát vây bắt khi anh đang cố gắng vượt biên bằng đường biển hồi năm ngoái, chỗ đồ đó đã thất lạc.
Nhiều lần Zeid tới được bờ biển nhưng chuyến đi lại bị hủy bởi bọn buôn người tranh cãi về vấn đề chia chác🅷 tiền nong. Tuy nhiên, Zeid không có ý định từ bỏ.
"Tôi chẳng thấy sợ hãi",🧸 Zeid nói. "Tôi biết mình có thể bỏ mạng giữa biển khơi nhưng tôi sẵn sàng dù có phải bấu víu vào một mảnh gỗ. Cuộc sống quá khó khăn mà...4 năm qua, chúng tôi chai sạn rồi, chẳng còn gì đáng sợ nữa".
Gia Quang (theo Guardian)