Piotr Naimski, đặc mệnh toàn quyền chính phủ Ba Lan về cơ sở hạ tầng năng lượng chiến lược, cùng các đồng nghiệp trong Bộ Năng lượng Ba Lan đã chạy đua với thời✨ gian để chấm dứt nhập khẩu khí đốt Nga vào cuối 🥂năm nay, sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tuy nhiên, quyết định khóa van khí đốt ꦑcủa Ngꦐa hôm 26/4 đã khiến kế hoạch của ông Naimski và Ba Lan bị đẩy lên trước nhiều tháng.
"Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi có khả năng mang đủ lượng khí đốt tới 🅷Ba Lan cho tất cả người dân. Chúng tôi có thể bình tĩnh trước tình huống này", Naimski nói sáng 27/4, vài giờ sau khi tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga thông báo ngừng giao hàng.
Ba Lan và một số nước láng giềng, trong đó có Litva, đang đi trước châu Âu trong việc chuẩn bị cho cuộc sống không có khí đốt Nga. Tuy nh💜iên, đảm bảo nguồn cung năng lượng ൲ổn định trong những tuần tới có thể không đơn giản. Ba Lan, quốc gia 38 triệu dân, nhập khẩu khoảng 50% khí đốt từ Nga để sưởi ấm và cung cấp điện cho vô số hộ gia đình, nhà máy.
Nga cho biết họ khóa van khí đốt tới Ba Lan vì nước này từ chối thanh toán bằng đồng ruble như yêu cầu, dù một số chuyên gia phân tích cho rằng Moskva có thể đang trừng phạt Warsaw vì ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine.
"Ba Lan là thị trường lớn thứ 6 của châu Âu và tôi nghĩ họ muốn cho thấy họ có thể trừng phạt một đối tác lớn", Marcin Roszkowski, chủ tịch Viện Jagiellonia💃n ở Warsaw, nói.
Trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng ở Warsaw cuối tuần trước, Naimski, 71 tuổi, đã ph💜ác thảo kế hoạch lớn mà họ chuẩn bị trong suốt hơn 20 năm để đoạn tuyệt với khí đốt Nga, chuyển sang nguồn cung từ Na Uy, Mỹ và nhiều n𝕴ước đồng minh khác.
Người "gác cổng" an ninh năng lượng Ba Lan giới thiệu một mạng lưới sắp hoàn thành mà nước này đã dành nhiều năm xây dựng: một🍃 kho lưu trữ trị giá hàng tỷ USD để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) bằng tàuꩵ, một mạng lưới đường ống đi qua Ba Lan và kết nối với các nước láng giềng thân thiện, cùng một đường ống dưới biển nối với Na Uy dự kiến khai trương ngày 1/10.
"Chúng tôi có thể làm được", ông Naimski đề cập tới Ba La♋n và các nước láng giềng châu Âu đang cân nhắc cắt nguồn cung năng lượng Nga. "Mọi biện pháp trừng phạt đều tốn kém, nhưng không thể chỉ nghĩ tới tiền trong giai đoạn này".
Ba Lan tiêu thụ khoảng 20 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, khoảng một nửa trong số đó được 🍰cung cấp qua các đường ống từ Nga. Ba Lan tự sản xuất khoảng 3 tỷ mét 𓃲khối và nhập khẩu hơn 6 tỷ mét khối LNG mỗi năm thông qua cảng ở biển Baltic. Phần lớn lượng LNG đến từ Mỹ và Na Uy.
Phần quan trọng nhất trong chiến lược độc lập năng lượng của Ba Lan là đường ống mới từ Na Uy mà Bộ trưởng Môi trường và Khí hậu Anna Moskwa gọi là "niềm tự ꦰhàoꦅ lớn của ngài Naimski". Khi đi vào hoạt động, đường ống có khả năng cung cấp 10 tỷ mét khối khí cho Ba Lan mỗi năm.
Câu hỏi lớn đặt ra hiện tại là liệu Na Uy và Đan Mạch, hai quốc gia mà dự🌜 án đường ống chạy qua, có hợp tác để đẩy nhanh ngày kha💖i trương đường ống hay không.
Roszkowski nói rằng đường ống có thể được đưa vào hoạt động sớm hơn dự kiến. Nhưng ngay cả khi dự án trễ hẹn, ông và các nhà phân tích khác cho rằng Ba Lan sẽ có thể vượt qua vài tháng tới mà không cần khí đốt Nga, khi kho dự trữ của họ đã được nạp đầy hơn 75% và có thể nhập thêm khí đốt từ Đức.
Một đư🦂ờng ống mới giữa Litva và Ba Lan, được xây dựng ෴theo chỉ đạo của ông Naimski, cũng dự kiến khai trương vào ngày 5/5, cho phép hai nước chia sẻ khí đốt với nhau.
Đối với Ba Lan, "đây không thực sự là khủng hoảng", theo Laurent Ruseckas, nhà phân tích năꦕn🥃g lượng của S&P Global.
Các đồng nghiệp của ông Naimski cũng tỏ ra tự tin về khả năng sống thiếu khí đốt 🐻Nga. "Ba Lan là quốc gia an toàn về năng lượng và sẽ không khuất phục trước sức ép khí đốt của N✃ga", Bộ trưởng Moskwa đăng Twitter hôm qua.
Naimski nꦚói ông đã bắt đầu ưu tiên cho tương lai độc lập năng lượng ngay từ khi là giám đốc an ninh và năng lượng Ba Lan vào năm 1992, ngay sau khi Liên Xô tan rã và Warsaw bị Moskva độ🃏t ngột ngắt nguồn cung khí đốt trong vài ngày.
"Đó là vào mùa đông. Chúng tôi đã phải chuẩn bị một danh sách các cơ sở công nghiệp bị cắt nguồn cung khí đốt trong trường hợp chúng tôi không còn nó", ông nhớ l🅠ại.
Nga sau đó nhanh chóng nối lại nguồn cung, gọi đây là sự cố trong bối cảnh hỗn loạn hậu Xô Viết. Nhưng sự việc đã khiến Naimski hoài nghi về tươnꦉg lai Ba Lan phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Ông bắt đầu thúc đẩy dự án đường ống với Na Uy, n🌊hưng trong những năm đầu thập niên 1990, k🍸hông phải ai cũng xem năng lượng là vấn đề quan trọng với chủ quyền quốc gia. Tới năm 2001, ông Naimski và các đồng minh chính trị cánh hữu bị mất quyền lực. Chính phủ cánh tả mới đã từ bỏ dự án đường ống.
Đảng Luật pháp và Công lý của ông Naimski trở lại nắm quyền vào năm 2005 và bắt đầu lên kế hoạch xây dựng cảng LNG trên bờ biển Baltic của nước này. Kho lưu trữ nổi được hoàn thành vào năm 201❀6.
Naimski cũng nố🦄i lại các cuộc đàm phán với Na Uy và Đan Mạch về đường ống dưới biển, nhưng khi đảng ông rời chính phủ vài năm sau đó, dự án lần thứ hai bị hủy bỏ.
Khi đảng Luật pháp và Công lý lần nữa trở lại nắm quyền vào năm 2015, ông Na🗹imski đã cố gắng đàm phán với Na Uy và Đan Mạch lần thứ ba.
"Tôi đã gặp một số đồng nghiệp mà tôi biết từ lâu ở Copenhagen và Oslo", ông nói. "Một số thậm chí hỏi chúng tôi lần này có thực sự 🌠nghiêm túc hay không. Những gì chúng tôi ꦅcó ngày hôm nay chính là bằng chứng".
Robert Tomaszewski, nhà phân tích năng lượng tại công ty nghiên cứu Polityka Insight, cho biết quyết định cắt nguồn cung của Nga xảy ra khi mùa xuân đã bắt đầu với nhu cầu sưở✨i ấm giảm, giúp Ba Lan dễ dàng đối phó hơn. Ông không cho rằng sẽ xảy ra nguy cơ thiếu nguồn cung, nhưng cảnh báo giá khí đốt tăng có thể thúc đẩy lạm phát cao trên toàn châu Âu, nếu một số quốc gia khác không thể tiếp cận năng lượng Nga.
"Rủi ro lớn nhất là khí đốt vẫn có, nhưng giá sẽ cao hơn", ô♔ng nói.
Ưu tiên tiếp theo của ông Naimski là hoàn thành xây dựng ♔kho lưu trữ LNG thứ hai ở thành phố cảng Gdansk. Kho LNG này dự kiến được hoàn thành vào cuối năm 2027, nhưng ông Naimski muốn rút ngắn thêm 2 năm.
Sau khi Ba Lan đảm bảo nguồn cung trong nước, ông Naimski hy vọ🍃ng có thể cung cấp số khí đốt còn lại cho các thành viên trong Liên minh châu Âu (EU).
"Nếu cần thiết hoặc được yêu cầu, chúng tôi sẽ có thể chuyển một lượng khí đốt s🎀ang các nước láng giềng. Vì vậy, đối với khu vực này, đây thực sự là thay đổi rất lớn", ông nói.
Thanh Tâm (Theo Washington Post, WSJ)