Những kinh nghiệm thực tiễn từ hành trình thực hiện cam 🌳kết bền vững vừa được Coca-Cola chia sẻ tại tại Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 do Forbes Việt Nam tổ chức với chủ đề "Nền kinh tế mới". Hội nghị quy tụ nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp trong không gian thảo luận cởi mở và tìm hướng đi cho xu thế phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp. Với tầm nhìn toàn diện và những giải pháp sáng tạo, phần chia s𓃲ẻ của Coca-Cola đã gợi lên nhiều cảm hứng cho người nghe trước xu thế chuyển dịch tất yếu theo hướng bền vững.
Giải pháp trước thách thức về rác thải từ bao bì
Với định hướng bao bì bền vững, Coca-Cola theo đuổi chiến lược "Vì một thế giới không rác thải", qua đó từng bước hiện thực hóa những mục tiêu: sử ♔dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong sản xuất bao bì, đến năm 2030 sẽ t꧟hu gom và tái chế tương đương 100% số lượng chai và lon bán ra.
Khởi động từ năm 2018, chiến lược này mở ra hàng loạt chuyển đổi và sáng kiến💞 trên cả 3 hoạt động: thiết kế - thu gom - hợp tác, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa và hướng đến nền kinh tế tuần hoàn. Tiêu biểu là việc thay thế chai nhựa PET màu xanh đặc trưng của Sprite bằng chai nhựa trong suốt năm 2021, giúp đơn giản hóa quy trình tái chế. Coca-Cola cũng đã ra mắt bao bì chai Coca-Cola 300ml (trừ nắp và nhãn chai) làm từ 100% nhựa tái chế (rPET) trên toàn quốc, giúp cắt giảm sử dụng hơn 2.000 tấn nhựa mới mỗi năm tại Việt Nam.
Đồng thời, Coca-Cola với vai trò là thành viên sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đang xúc tiến nhiều quan hệ hợp tác với các tổ chức, đối tác liên quan nhằm thúc đẩy các giải pháp thu gom - tái chế rác thải. Giai đoạn 2022 - 2023, doanh nghiệp đồng hành cùng GreenHub trong chương trình "Quản lý rác thải nhựa dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn" tại huyện Cần Giờ, TP HCM, thành công thu gom và tái chế 152 tấn rác thải nhựa. Ngoài ra, từ năm 2022, doanh nghiệp còn bắt tay cùng tổ chức The Ocean Cleanup triển khai giải pháp Interceptor - một hệ thống góp sức giảm thiểu rác thải nhựa đổ ra đại dương mỗi ngày.
Nỗ lực nâng cao ý thức cộng đồng, quản lý nước và chống biến đổi khí hậu,
Coca-Cola hiểu rằng vai trò của cộng đồng là không thể thay thế trong cuộc chiến chống rác thải nhựa. Đó cũng là động lực để doanh nghiệp in thông điệp "Tái chế tôi" trên tất cả bao bì sản phẩm như một cách khuyến ✅khích người tiêu dùng chung tay vào các hoạt động hỗ trợ tái chế bao bì sau khi sử dụng sản phẩm.
Năm 2023, cùng với công ty Nhựa tái chế Duy Tân và ứng dụng thu gom ve chai công nghệ VECA, Coca-Cola khởi động chương trình 3 năm mang tên "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi cộng đồng hành động tuần hoàn rác thải nhựa thành bao bì mới, thân thiện với môi 𝄹trường.
Quản lý nước cũng là một nội dung chủ đạo trong cam k𝓰ết phát triển bền vững của doanh nghiệp đồ uống hàng đầu này. Trên phạm vi toàn cầu, "Chiến lược Bảo đảm An ninh Nguồn nước" đến năm 2030 tập trung vào 3 ưu tiên: giảm tải thách thức toàn cầu về nguồn nước; tăng cường khả năng phục hồi nguồn nước công cộng hướng đến nhóm thụ hưởng l👍à phụ nữ và trẻ em; cải thiện nguồn nước ở các lưu vực chính.
Tại Việt Nam, các nội dung này đang từng bước được hiện thực hóa qua hoạt động của Quỹ Coca-Cola Foundation, tổ chức từ thiện 𝔉toàn cầu thuộc Công ty Coca-Cola. Theo đó, đầu năm 2024, Quỹ Coca-Cola Foundation cùng CFC (Trung tâm Sức khỏe gia đình và Phát triển Cộng đồng) đã hoàn thành dự án "Nước uống sạch cho trường học Việt Nam". Với tổng kinh phí hơn 500.000 USD từ Quỹ, dự án đã lắp đặt và bàn giao 39 hệ thống máy lọc nước uống tại vòi cho các t♍rường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, mỗi hệ thống có thể cung cấp khoảng 3.000 lít nước uống sạch mỗi ngày cho học sinh và cộng đồng xung quanh.
Ngoài ra, Coca-Cola xác định nông nghiệp bền vững là một cách tiếp cận hiệu quả khác cho mục tiêu an ninh nước và ứng phó với biến đổi khí hậu. Do đó, Quỹ Coca-Cola Foundation đã cùng IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) triển khai hàng loạt hoạt động hỗ trợ các giải pháp thuận thiên tại Đồng bằng sô🃏ng Cửu Long như nuôi tôm kết hợp với phục hồi rừng ngập mặn; giảm rủi ro lũ lụt do mất rừng ngập mặn ven biển... và dự kiến tiếp tục đầu tư 1 triệu USD để duy trì các hoạt động này trong giai đoạn 2024-2026. Đồng thời, nỗ lực phục hồi đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim của Coca-Cola và WWF (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên) cũng cải thiện đáng kể chức năng điều tiết nước trong khu vực Vườn Quốc gia cũng như tạo thêm sinh kế bền vững cho cư dân địa phương thông qua các giải pháp thuận thiên.
Năm 2023, Hội nghị lần thứ 28 của Liên h💧ợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã đánh dấu th🦂ỏa thuận lịch sử, khởi động kỷ nguyên của các loại năng lượng thân thiện, hướng tới ngăn ngừa biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường. Mặt khác, theo World Bank, với đặc thù về địa lý, Việt Nam sẽ gánh chịu mức thiệt hại khoảng 12% - 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 nếu không có các biện pháp phát triển bền vững để thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh đó, Forbes Việt Nam đã tổ chức hội nghị Phát triển Bền vững - Nền kinh tế mới. Phát biểu khai mạc hội nghị, Bà Đặng Minh Phương, chủ tịch PHC Media - đối tác nhượng quyền thương mại của Forbes tại Việt Nam, khẳng định: "Kinh doanh không chỉ nhằm tạo ra của cꦦải mà còn tạo ra những giá trị tốt đẹp. Chúng ta có trách nhiệm chuyển giao cho thế hệ kế thừa một xã hội tốt đẹp bền vững, một môi trường sống trong lành".
Câu chuyện của đại diện Coca-Cola cũng như nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nghiệp dẫn dắt thị trường khác đã phác thảo bức tranh tổng thể về hiện trạng và những khó khăn - thu𝓰ận lợi mà cộng đồng doanh nghiệp đang đối diện trên con đường phát triển kinh doanh bền vững. Các chuyên gia đánh giá, hội nghị sẽ là một bước đệm thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục triển khai những giải pháp toàn diện để bắt kịp xu hướng chuyển đổi bền vững đồng thời vẫn duy trì mức tăng trưởng một cách hiệu quả nhất.
Diệp Chi