Ngồi trong căn nhà tồi tàn cuối xóm nhỏ ở xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), Sự bảo nghe tin mình đỗ đại học mà nước mắt cứ lăn dài. Sau bao nhiêu cố gắng, ước mơ được đặt chân vào giảng đường của cô đã trở thành sự thật. Nhưng do hoàn cảnh túng quẫn, mấy ngày nay cô theo chân bà nội Trịnh Thị Hoàng 🐬(74 tuổi) tìm việc làm thuê khắp đầu làng cuối xóm để gom góp tiền cho ngày nhập học.
Đưa tay vuốt lọn tóc xoà trước trán, Sự nói còn nhớ như in thời gian mình học lớp 3 thì mẹ mắc bệnh ung thư phải chạy chữa khắp nơi. Sau đó bà nằm liệt giường suốt 3 năm thì mất. 🌳Người mẹ ra đi để lại 3 đứa con gái nheo nhóc trong căn nhà sập xệ, rách bươm.▨ Chưa tròn năm, cha cô rời nhà đến sống với người đàn bà khác. Suốt nhiều năm, 3 chị em Sự sống trong cảnh túng quẫn, đói nghèo, nương nhờ sự cưu mang giúp đỡ của bà con lối xóm.
"Có lần nhà hết sạch gạo, tụi em cũng không có tiền nộp học phí nên ba chị em dắt díu nhau đến tìm ba. Vừa thấy tụi em, vợ mới của ba đã xua đuổi. Ba chị 😼em ôm nhau khóc rồi lủi thủi ra về, tủi lắm", Sự kể.
Thương 3 chị em côi cút trong căn nhà sắp sập, bà Hoàng đưa các cháu về ở chung tại căn nhà tình thương do xã quyên góp tiền xây dựng. Ở cái tuổi "gần đất xa trời", lẽ ra bà được nghỉ ngơi nhưng ngày nào bà cũng phải oằn lưng làm lụng ngoài đồng. Khi thì làm cỏ, gặt lúa, đào mì... thuê; lúc lại đi xin những chủ rẫy thu hoạch keo kiếm củi cho các cháu cột thành từng bó chở về bán cho những người quanh xó🔴m nấu bếp.
Cuộc sống khốn cùng, Phạm Thị Sa (chị gái của Sự) học đến hết lớp 9 thì vào Nam học nghề rồi xin làm công nhân may gửi tiền về phụ bà nuôi hai em ăn học. Còn Sa khi đó cùng cô em út làm đủ mọi việc như lên rẫy phụ bà kiếm củi hay đi hái ớt thuê "chạy gạ🐻o" qua bữa.
Sự còn nhớ, những n༒ăm tháng đầu chị Sa mới vào TP HCM chưa tìm được việc làm, bà nội lạ💮i hay đau ốm, bữa ăn đôi lꦜúc chỉ là bát cháo độn rau ngoài đồng. Nhiều lần Sự định nghỉ học đi làm thuê phụ giúp bà bớt khốn khó. Song nhớ lời mẹ dặn trước lúc lìa đời "muốn thoát nghèo phải cố mà học", cô bé nỗ lực vượt qua cơ cực tiếp tục đến trường. Một buổi đến trường, buổi còn lại Sa cùng bà làm quần quật ngoài đồng hay đi làm thuê trên rẫy và đê🎃m xuống thì miệt mài đèn sách.
Ngay từ những năm học cấp 2, Sự đã "mê mệt" môn Địa lý với những miền đất t𝓰ươi đẹp trên bản đồ hình chữ S. Đến những năm cấp 3, thầy giáo bộ môn này đã truyền nguồn cảm hứng tình yêu biển đảo, hâm nóng "câu chuyện thời sự" chủ quyền lãnh hải đất nước càng tạo động lực cho em vươn đến ước mơ của mình. Không phụ lòng mọi người, Sự luôn đạt thành tích cao trong học tập. Năm lớp 12 tại trường THPT Trần Kỳ Phong, cô đạt giải nhì môn Địa lý trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.🌃 Mới đây, Sự đã thi đỗ vào ngành Địa lý trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn TP HCM.
"Còn nhiều người bấ🅘t hạnh hơn em gấp vạn lần nên ngoài giờ học em sẽ cố gắng đi làm thêm để trang trải. Sau này ra trường, em ước mình sẽ góp phần tìm nguồn nước ngọt hoặc giải pháp cải tạo đất trồng giúp cho bà con, chiến sĩ ở những vùng hải đảo xa xôi"⭕, Sự nói
Hơn mười năm công tác trong ngành giáo dục, cô Phan Thị Anh Hương - giáo viên chủ nhiệm lớp 12C trường THPT Trần Kỳ Phong cho biết chưa từng thấy học trò nào giàu nghị lực và hiếu nghĩa như Sự. Hồi đầu năm học, khi trường chuẩn bị xét học bổng cho học sinh thì cô bất ngờ nhận được lá thư đẫm nước mắt củaꦇ cô học trò nghèo.
Trong thư, Sự trải lòng đã dằn vặt mất ngủ nhiều đêm vì không thể trình bày hoàn cảnh trong đơn xét học bổng rằng "cha bỏ 3 chị em đi lấy vợ khác". Bởi theo cô học trò như thế là có tội bất hiếu với đấng sinh thành. Vì thế, Sự c🍌ầu mong cô chủ nhiệm hướng dẫn cách lý giải hoàn cảnh cho hợp lý để vừa được nhà trường xét học bổng vừa không bất kính với cha. Hôm cô giꦐáo đưa ý kiến rằng nên thay bằng câu "cha đã có mái ấm mới", mắt cô học trò sáng lên rồi lại u uất ngay. "Tấm lòng của con bé thật bao dung, nhân h𒁃ậu. Dù cha bỏ đi lấy vợ khá𓄧c nhưng Sự lúc nào cũng kính trọng, yêu thương. Đọc thư của học trò xong tôi cũng rơi nước mắt, nguyện với lòng sẽ tiếp nghị lực cho em thi đỗ vào đại học", cô Hương nói và cho biết rất vui ♔khi hay tin Sự đã đạt được ước nguyện của mình.
Nói về cô học trò mồ côi, thầy Ngô Quang Vinh, Hiệu trưởng trường THPT T✨rần Kỳ Phong chia sẻ, năm nào vùng quê nghèo Bình Sơn cũng có hàng trăm học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. "Nhưng với trường hợp đặ𓃲c biệt khó khăn, Sự phải làm thuê từ nhỏ nhưng đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thi đỗ vào đại học quả là🍒 kỳ tích", thầy Vinh nói.
Trí Tín