Bí là anh cả trong gia đình nghèo có hai anh em ở huyện Minh Long, một trong 🍌những huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Quảng Ngãi. Thu nhập chính của gia đình đến từ nghề lột vỏ cây gỗ keo, kiếm 200.000 đến 300.000 mỗi ngày. Cả nhà sống trong ngôi nhà sàn truyền thống theo tập tục của người H'Re.
Điều kiện khó khăn, Bí không có thành tích học tập nổi bật, nhưng𓃲 bù lại là ngoại hình sáng với gương mặt điển trai và thể hình vượt trội các bạn đồng lứa. Bí thường được chọn vào các đội tuyển thể thao thi đấu các giải cấp trường, cấp huyện... với các môn như kéo co, đẩy gậy, điền kinh.
Khi Bí học lớp 9, HLV Phạm Quốc Anh, lúc ༺đó là HLV đội tuyển trẻ ở Trung Tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Đà Nẵng, thường liên lạc với các giáo viên thể dục ở các trường trung học để tìm nguồn đào tạo. "Tiêu chí của tôi là đẹp trai, khỏe, con nhà nghèo, bởi như thế mới đủ ý chí để theo đuổi một bộ môn đòi hỏi khổ luyện như wushu", ông Quốc Anh, hiện là HLV trưởng𝔉 đội tuyển và đội tuyển trẻ wushu, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Quảng Ngãi, nói.
Khi ấy, thiếu niên Đinh Văn Bí, cùng một s♛ố bạn học khác trong trường, được giáo viên thể dục của trường🥃 tiến cử. Và ngay lập tức anh lọt vào mắt xanh của HLV Quốc Anh.
Với Bí, thể dục thể thao là năng khiếu và đam mê, nhưng được chọn để thi đấu chuyên nghiệp vẫn là bước ngoặt bất ngờ. Khi ấy, HLV Q꧟uốc Anh đã phải đến tận nhà thuyết phục. Được hứa đảm🅷 bảo nơi ăn ở, tập luyện và cho Bí học văn hóa để tốt nghiệp THPT, cha mẹ mới đồng ý để cậu theo nghiệp thể thao.
Năm 2018, Bí ra Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia 3 ở Đà Nẵng, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người thầy đầu tiên Quốc Anh. Tại đây, Bí tập quen với lối sống kỷ luật. Khẩu phần ăn của cậu phải giảm tinh bột, thêm nhiều thịt bò và rau, hoa quả các loại. Ngo🍰ài ra phải uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý xen lẫn với tập luyện, đặc biệt là ngủ đúng giờ.
Chàng trai 16 tuổi thời gian đầu th♌ường buồn vì nhớ cha mẹ, em trai và bạn bè. "Những lúc ấy tôi thường nghe nhạc hoặc gọi điện thoại, video về nhà để khuây khỏa", võ sĩ trẻ kể lại. Để vượt qua, Bí nghĩ về những người đàn anh đã nổi danh, giành huy chương ở các giải đấu trong nước và quốc tế, để lấy đó làm động lực vượt qua chính♔ mình.
HLV Quốc Anh cho biết, các thành viên tuyển trẻ wushu do ông huấn luyện đều kỷ luật và siêng năng, nhưng Bí có tố chất đặc🧸 biệt về sức mạnh. Thời gian đầu, đôi chân của Bí còn hơi yếu để thi đấu đối kháng, nhưng cậu đã dần cải thiện.
Điều khiến HLV Quốc Anh bất ngờ nhất là chỉ sau chưa đầy một năm tập luyện, Bí đã đoạt HC bạc ở giải trẻ toàn quốc năm 2018. Năm 2019, sau hai năm tập luyện wushu, Bí tiếp tục đạt HC bạc ở giải trẻ toàn quốc và HC vàng vô địch cúp toàn quốc. Từ cột mốc HC vàng đầu tiên, Bí lọt vào mắt xanh của ban huấn luyện đội tuyển wushu quốc gia. Tuy nhiê♊n, nhận thấy học trò cần thời gian để cải thiện, HLV đội tuyển trẻ đã giữ Bí thêm một năm trước khi cho cậu chuyển ra Hà Nội để theo đội tuyển quốc gia tập luyện và thi đấu. Tại đây, cậu được Phạm Công Minh và Nguyễn Trung Thiện - một võ sĩ nổi tiếng quê Quảng Ngãi - động viên, giúp đỡ, tiếp theo động lực.
Tại đội tuyển quốc gia, Bí tập b🥀a ca mỗi ngày. Tuân thủ kỷ luật và quyết tâm tập luyện, chỉ trong năm 2020, Bí đạt ba thành tích là HC đồng vô địch toàn quốc, HC vàng trẻ toàn quốc, HC bạc vô địch cúp toàn quốc. Sau năm 2021 gián đoạn vì Covid-19, đến năm 2022 nam võ🌳 sĩ đạt HC vàng vô địch cúp toàn quốc, HC đồng đại hội thể thảo toàn quốc.
Trư𒊎ớc SEA Games 32, Bí cùng các thành viên đội tuyển wushu cấm trại từ tháng 4, tập luyện với cường độ 4-5 tiếng một ngày, với các bài tập tăng cường sức mạnh, tốc độ chân, nâng thể lực...
Tại Campuchia, Bí gặp đối thủ đầu tiên đến từ Malaysia ngày 11/5. Qua hai hiệp đấu, anh dễ dàng hạ gục đối thủ để bước vào trận chung kết gặp võ sĩ Campuchia. Bí cho biết, để thắng đối thủ chủ nhà, anh đã phát huy kỹ thuật dùng chân sau, đánh "out", đẩy đài, không đánh theo tính điểm để có cơ hội thắng đối thủ thuyết phục nhất. Đạt được thành tích này, ﷺnhưng Bí vẫn kiệm lời, chẳng biết nói gì hơn ngoài cảm ơn HLV và đồng đội.
Sau khi về Hà Nội ngày 14/5, Bí đặt sẵn chuyến bay tiếp để được về quê sớm nhất. Đây là VĐV đầu tiên của Quảng Ngãi đạt HC vàng, sau 10 năm kể từ khi nữ hoàng chân đất Phạm Thị Bình đạt tꦚhành tích tương tự ở bộ môn điền kinh tại SEA Games 27. Đón anh 🐭ở sân bay, ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh - nói: "Bí đã mang niềm hạnh phúc cho bản thân, gia đình, quê hương Quảng Ngãi và đất nước". Ông động viên võ sĩ này tiếp tục cố gắng để mang về thêm thành tích trong tương lai.
Chuyến xe chở Bí về quê trong một chiều mưa, nhưng ai đi đón cũng vui. Cách nhà khoảng 3 km, nhiều người nhận ra Bí đã vẫy tay chào. Đến nơi, hàng chục người là bà con, hàng꧋ xóm đã đứng đợi, gia đình thì giăng bạt che mưa để làm tiệc mừng con trai chiến thắng trở về.
Đoàn vừa xuống xe, ông Đinh Văn Nhoát - cha của Bí chạy ra khoác vai con trai, khóc không thành tiếng. Ông Nhoát nói gia đình nghèo, những năm qua con trai thường dànܫh dụm tiền lương để gửi về phụ giúp cha mẹ.
T🎉rở về bên căn nhà sàn quen thuộc, Bí ngại ngùng khi hỏi về ước mơ. Cậu cho biết mụ🀅c tiêu trước mắt là chăm chỉ tập luyện để đạt những thành tích tốt hơn trong thời gian tới.
Tại SEA Games 32, wushu Việt Nam đứng thứ hai toàn đoàn với 6 HC Vàng, 3 HC Bạc và 2 HC Đồng. Indonesia đứng đầu và chỉ hơn Việt Nam 3 HCB🎃.
Phạm Linh