Đoạn sông Hậu khoảng 500 m tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng nhiều tháng qua nhộn nhịp bởi hoạt động thau rửa, sang mạn cát biển của hàng loạt tàu, sà lan để vận chuyểꦯn đến công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Hai mỏ cát thuộc vùng biển Sóc Trăng được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao nhà thầu khai thác phục vụ công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau từ cuối tháng 6, trong bối cảnh các dự án giao thông trọng điểm đang thiếu cát đắp nền. Khu vực vùng biển được giao có diện tích gần 100 ha, độ sâu✱ được phép s🙈ử dụng đến 7,5 m.
Hiệ🦩n các nhà thầu đã huy động 18 tàu hút và hơn 200 sà lan để khai thác, vận chuyển cát biển từ mỏ này để đưa về công trường, bình quân mỗi ngày khoảng 13.000-15.000 m3.
Ông Đỗ Minh Châu, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C (nhà thầu), cho biết việc khai thác cát biển để đắp nền cao tốc phải đảm bảo các quy định nghiêm ngặt. Các tàu hút cát chỉ được đăng ký khai thác tại vùng chỉ định. Vì thế🐈 khi chuyển vùng phải đăng ký lại nên mất nhiều thời gia💖n.
Việc khai thác từ 7-17h hàng ngày, các tàu được gắn thiết bị định vịꦜ, giám sát hành trình để theo dõi. Mỗi tàu cát chuyển đến công trường dự án sẽ phải qua nhiều lần kiểm tra độ mặn. Kết quả đều được báo cáo đến ngành chức năng của các địa phư🐲ơng.
Cụ thể, tꦰại mỏ, khi cát được hút đầy khoang tàu, khoảng 2.000 m3, công nhân sẽ đo độ mặn (lúc này khoảng 22-25‰). Tàu sau đó vào điểm trên đoạn sông Hậu thuộc huyện Long Phú. Tại đây, công nhân bơm nước ngọt vào khoang tàu để tiếp tục rửa mặn.
Khi độ mặn còn khoảng 13-17‰, cát được chuyển từ tàu hút sang sà lan 600-700 m3, vượt khoảng 160 km về công trường thuộc địa bàn huyện Hồng Dân (Bạc Liêu); huyện V🏅ĩnh Thuận (Kiên Giang) và huyện Thới Bình (Cà Mau). Bình quân, quá trình cát khai thác từ ngoài biển đưa về tới công trường mất khoảng 32-34 tiếng, vượ⛦t qua quãng đường gần 200 km.
Theo ông Châu, sau khi sà lan về đến công trường, một lần nữa cát được bơm nước ngọt để rửa và kiểm tra lại độ mặn. Ngành giao thông quy định độ mặn của cát đắp nền đường phải nhỏ hơn 5% (tương đương 50‰) để đảm bảo chất lượng công trình. Đồng🤪 thời, độ mặn cát biển đưa về tới công trường phải thấp hơn môi trường tại đó nhằm tránh nguy cơ thẩm thấu, tác động đến 𒆙môi trường, cây trồng của người dân...
"Do quá trình khai thác, thau rửa, vận chuyển phức tạp, tốn chi phí nhiều hơn, nên giá mỗi m3 cát biển là 120.000 đồng, trong khi cát sông khoảng 60.000-90.000 đồng"🌜, ông Châu nói và cho biết cát biển có ưu điểm là trữ lượng lớn, mịn, đồng đều hơn nên thuận lợi trong việc lu lèn, hoàn thiện tại công trường.
Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư), cát biển được dùng đắp nền trên tuyến chính cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài khoảng🍬 45 km. Trên tuyến nối, cát biển sẽ được 🎉sử dụng thi công đoạn dài 10 km, thuộc địa bàn các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Hiện các nhà thầu đã đưa về công trường 9,8 t🐻riệu m3 cát, trong đó cát biển hơn 0,42 triệu m3. Tuy nhiên, công suất khai thác, cung ứng cát đắp hàng ngày mới chỉ đạt 54.000 m3 so với nhu cầu 76.000 m3. Công trường còn thiếu gần 5,7 triệu m3. Để đảm bảo hoàn thành đắp nền gia tải trong năm 2024, chủ đầu tư đã làm việc với địa phương bổ sung thêm nguồn cát.
Mới đây, thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễ🧜n Duy Lâm đã yêu cầu nhà thầu tập trung tăng công suất khai thác cát biển lên 30.000 m3 mỗi ngày để phục vụ công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau để đẩy nhanh🌱 tiến độ.
Đến nay, tiến độ đoạn cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang đạt trên 48,5%, đoạn Hậu Giang - Cà Mau 42%, chậm hơn kế hoạch 5-11% so kế hoạch. Các nhà thầu 🎐đang huy động 183 mũi thi công, 971 thiết bị, 3.000 nhân lực làm việc "ba ca bốn kíp" tại công trường... để đảm bảo công trình hoàn thành cuối năm 2025.
Cao tốc Hậu Giang - Cà Mau đi qua địa phận tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Tuyến đường dài hơn 73 km, vốn hơn 17.000 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2023, dự kiến khai thác năm 2026. Giai đoạn đầu, cao tốc rộng 17 m, 4 làn xe. Công trình khi hoàn thành sẽ nối với đoạn cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang (dài 💟gần 37 km) giúp giao thông miền Tây thuận lợi, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực.
Năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp các bộ ngành, chuyên gia, nhà khoa học... thí điểm dùng 5000 m3 cát biển đắp nền gần một km đoạn tuyến hoàn trả đường tỉnh 978 (Bạc 🌺Liêu) - thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Kết quả được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường; thi công tương tự cát sông; chưa có biểu hiện tăng độ mặn đố♚i với môi trường xung quanh.
Theo khảo sát, khu vực vùng biển tỉnh Sóc Trăng có trữ lượngꦐ cát 680 triệu m💟3. Trong đó, khoảng 145 triệu m3 cát có thể khai thác làm vật liệu xây dựng, san lấp nền các công trình hạ tầng, đường cao tốc...
An Bình