Hơn một tháng kể từ ngày bắt đầu chuyến đi "vô gia cư" bằng xe đạp từ Bà Rịa - Vũng Tàu, 4 người trong gia đình anh Phạm Quốc Tuấn (36 tuổi), chị Bùi Thúy (30 tuổi) đã vượt hơn 200 km đến ꦛĐạ Tẻh, Lâm Đồng.
Anh Tuấn cho biết các điểm đến trong hành trình đều được mọi người giới thiệu, gần gũi thiên nhiên, vườn cây trái ch๊ứ không phải khu du lịch để con được vui chơi, học hỏi. Điểm đến mà gia đình thích nhất là một hồ nước tự nhiên ở huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cả nhà cùng nhau dựng trại, hàng ngày ra hồ bắt cá, trai, ốc và hái rau ăn. Ở đây, gia đình anh chị cũng được nhiều người dân giúp đỡ, tặng trái cây, 2 con nhỏ được chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa.
Trong hành trình, gia đình có thêm một thành viên mới là khỉ con mà họ chuộc lại với 1,5 triệu đồng từ người chủ hay đánh đậ🤡p. Con vật rất gần gũi, thích lại gần người và chơi với các con anh. Anh Tuấn cho biết, dù nuôi một con vật hoang dã, anh không nghĩ nó sẽ có hành vi bạo lực hay gây hại đến con nhỏ, nếu biết yêu thương, chăm sóc nó.
Trên đường đi, gia đình cũ💎ng gặp không ít thử thách như vượt đèo trong đêm vì không có chỗ dựng trại an toàn. Khi ấy dù cả nhà đã thấm mệt nhưng khi hoàn thành được mục tiêu, ai nấy cũng vui vẻ, tươi cười. Hay lần khác, đang đi thì trời mưa lớn, cả gia đình phải phụ giúp nhau nhanh chóng dựng ꦛlều trại nghỉ ngơi.
Gần đây, Nấm - con gái hơn 2 tuổi của anh - bị sốt rét ở rừng, anh và vợ cùng nhau tìm hiểu cách chăm sóc con ốm. Sau 5 ngày Nấm đã khỏi bệnh mà không dùng thuốc Tây hay đi viện. Anh Tuấn cho biết, khi con ốm hai vợ chồng thường quan sát và giúp con hạ sốt bằng cách chườm ấmꦿ🧜, nếu con có triệu chứng nặng hơn sẽ tìm phương án phù hợp.
"Với tôi, những sự cố♈ không phải khó khăn mà là thử thách và vượt qua chúng, cả hai vợ chồng cùng các con đều có thêm nghị lực, bài học cho riêng mình. Đặc biệt khi đi, chúng tôi luôn gặp được nhiều người tốt, giúp đỡ từ đồ ăn, nước sử dụng đến cho tá túc", anh Tuấn nói.
Trong chuyến đi, hai vợ chồng nhận thấy cả gia đình thu được những bài học, kỹ năng sẽ không thể có được nếu chỉ ở nhà cố đ🐼ịnh. Hai con được học theo cách trực quan như tự tay cảm nhận dòng suối, thả lưới bắt lươn, biết lá cây biến đổi màu sắc theo mùa... Cả hai cũng rất thích vẽ và giúp đỡ bố mẹ những công việc như giặt đồ, rửa chén bát, chuẩn bị đồ nấu ăn sau những giờ vui chơi.
Một lần khi ở trong rừng, con trai 5 tuổi vô tình gặp rắn ꦏnhưng được bố mẹ hướng dẫn từ trước nên cậu bé tự biếꦰt nhường đường để tránh nguy hiểm. Hay những lần phải đi bộ trên đường, hai con của anh chị đều biết đi nép vào lề đường bên phải, để không gặp xe cộ.
Chị Thúy chia sẻ, trẻ con luôn hồn nhiên, chúng không có nỗi﷽ sợ, mà hoàn toàn là do người lớn reo rắc cho chúng. Khi vào rừng chị có thể sợ sệt nhưng đi cùng Thộn lại rất an tâm, vì thấy con biết cách phòng tránh nguy hiểm. Chị cũng cho biết, để trở thành "người bạn lớn" của con và không áp đặt, vợ chồng chị cũng phải đọc sách và rèn luyện rất nhiều. Ngoài ra trong hành trình, khi được làm quen với những gia đình khác, anh chị cũng học hỏi những điều hay về cách nuôi dạy con.
Hiện nay, thu nhập của gia đình duy trì ở mức 3-5 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng cho biết họ cảm thấy số tiền này đủ để họ chi tiêu dư dả hơn trước đây kiếm được 30 triệu🥃 đồng/tháng ở Sài Gòn. Anh chị cho biết trong 6 năm đầu đời của con, họ sẽ dành thời gian nhiều nhất để làm bạn, giúp con học tập, trước khi trở lại với việc kiếm kinh ♏tế như trước kia.
Hiện nay có rất nhiều người chỉ trích hành trình và cách nuôi dạy con của 🌞vợ chồng anh Tuấn nhưng họ không quá để tâm. "Tôi thích được phản biện và góp ý, nhiều người cho rằng kiếm tiền là quan trọng nhưng vợ chồng tôi thấy quãng thời gian cả gia đình đồng hành và cùng nhau học hỏi, giải quyết mọi khó khăn mới là quan trọng nhất", anh Tuấn nói.
Lan Hương