Sinh ra trong gia đình có bố là quân nhân phục vụ t🔯rong thủy quân lục chiến Mỹ, mẹ là người Việt Nam nhập cư, từ nhỏ Sasha Mai đã cảm nhận thấy mình không giống những người xung quanh.
"Chúng tôi có những cái tên lạ, màu tóc và màu mắt không giống những người khác, nên khi bước ra khỏi nhà, chúng tôi tự động coi bản thân là khác biệt", Sasha, 32 tuổi, kể với VnExpress về cuộc sống thuở nhỏ tại một thị trấn nhỏ nơi cư dân chủ yếu là người da trắng, cá🌳ch San Diego, bang California khoảng một giờ lái xe.
Để các con hòa nhập với cuộc số𒁃ng ở Mỹ, mẹ của Sasha không dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho cô và các em. Gia đình chỉ thỉnh thoảng xem phim châu Á, đến khu Little Saigon mỗi năm một lần để thăm bà ngoại.
Khi Sasha đi học, phân♏ biệt chủng tộc ở học đường trở thành vấn đề nổi cộm. Ở nhà ăn của trường, dãy bàn có học sinh châu Á ngồi bị gọi là "Vạn Lý Trường Thành". Sasha thậm chí từng bị dọa đánh chỉ vì "ôm một bạn nữ 🎀da màu".
"Cuộc sống ở Mỹ như món salad trộn không đều. 50 bang là ♒50 khu vực có các đặc điểm văn hóa khác nhau, có những khu vực rất cởi mở, nhưng có nơi tình trạng phân biệt chủng tộc rất tồi tệ, trong đó có thị trấn nơi tôi lớn lên", cô nói. "Thời đó, các bạn da màu chơi với da màu, người Mexico chơi với Mexico, còn lại là học sinh da trắng".
Chứng kiến một số vụ bạo loạn🍒 ở trường học liên quan đến vấn đề chủng tộc, cô gái mang hai dòng máu Việt - Mỹ ngày càng cảm thấy lạc lõng.
"Tất cả những gì tôi có thể làm🐼 là vùi đ🦂ầu vào học. Tôi muốn mình được chấp nhận ở trường, và cách duy nhất có thể cảm thấy vậy là được giáo viên ghi nhận", Sasha kể.
Đạt thành tích tốt trong học tập, luôn là một trong những học sinh đứng đầu ở trường, nhưng câu hỏi "tô🔜i là ai?" vẫn đeo bám Sasha mọi lúc mọi nơi, khiến cô dần nhận ra rằng vùi đầu và🍃o học "chỉ là một cách để bản thân trốn chạy".
Mọi chuyện thay đổi khi Sasha chuyển tới học tại Đại học Boston ở miền đông nước Mỹ. Trước khi nhập học, cô đã lo lắng và ám ảnh chuyện không có bạn bè tới mức phải tra cứu "L▨àm thế nào để kết bạn với người da trắng" trên Google.
Cô đ꧋ã rất ngạc nhiên và thở phào khi thấy ký túc xá có rất nhiều du học sinh châu ღÁ và các bạn tới từ Việt Nam, những người đối xử với cô rất chân thành.
Năm 2009, Huy, một bạn học🎶 người Việt Nam, mời Sasha về thăm nhà trong kỳ nghỉ đông. Cô đồng ý, chi 1.500 USD tiền tiết kiệm khi đi làm phục vụ bàn, để mua vé máy bay tới Việt Nam, quê ngoại của cô, nơi cô khôn🍒g ngờ sẽ làm thay đổi cuộc đời mình.
Việt Nam hiện ra thật đẹpﷺ trong lần đầu cô tới đây. Huy đã thu xếp giúp cô tìm chỗ ở, mời cô tới nhà để trả🅠i nghiệm các phong tục Tết của người Việt.
"Đó cũng ꦆlà lần đầu tiên tôi có cảm giác về nơi bản thân thuộc về. Đó là một cảm giác ấm áp đến kỳ lạ, rất khó mô tả, bởi trước đây tôi chưa từng hết lạc lõng, kể cả ở nơi mình gọi là nhà", Sasha kể.
Năm 2015, Sasha lần thứ hai đến Việt Nam, thực tập tại một công ty tư vấn châu Âu ở Hà Nội về vốn FDI. Tốt nghiệp cao học, cô đến Việt Nam lần ba, rồi quyết định không quay lại Mỹ.
Cô ở lại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực cung ứng, đồng thời trau dồi 🦄tiếng Việt, bởi nhận thấy "mọi người ở đây rất quan tâm, nhiệt tình hỗ trợ", ngay cả với những người có vẻ ngoài khác biệt như cô.
Một cô hàng xóm đã nhận thấy Sasha sống một mình và gặp nhiều khó khăn khi thích nghi với cuộc sống mới, nên thường xuyên giúp đỡ, mời cô về ăn cơm với gia đình. "Cô ấy thậm chí giúp tôi chuyển đ൲ến nơi ở mới, luôn coi tôi như người nhà. Đến bây giờ, chúng tôi vẫn là hai người bạn thân thiết", Sasha cho hay.
Năm 2020, Sasha sáng lập công ty tư vấn thương mại, hỗ trợ các nhà máy ở Đông Nam Á nhập khẩu máy móc chất lượng cao từ châu Âu. Cô cũng hợp tác với các đối tá💜c để 😼thúc đẩy, quảng bá sản phẩm công nghệ của Việt Nam ra thế giới.
"Thật điên rồ. Thậm chí đồ đạc của tôi tới nay vẫn còn ở California. Một số con la💝i như tôi cảm thấy lạc lõng trong chính♚ xã hội Mỹ, và đó là thời điểm chúng tôi bắt đầu khám phá thế giới", Sasha nói.
Cuộc sống ở Việt Nam đối với cô không bao giờ nhàm chán, luôn chuyển động không ngừng. Trong nhiều năm qua, Sasha tham gia nhiều hoạt động xã hội và hiện ꦗlàm quản trị viên hội nhóm trực tuyến dành cho người nước ngoài lớn nhất tại TP HCM.
"Mọi người ở đây xem trọng nghĩa tình, gắn kết với những người thân thiết. Điều quan trọng nhất là tôi không còn cảm thấy lạc lõng trong cộng đồng, phải nỗ lực để được chấp n🥂hận, mà có thể tự tin 'sống như một người bình thường'", cô cười.
Trở về thị trấn quê nhà vài tháng trước, Sasha cho biết cuộc sống ở đây đã dần thay đổi với sự xuất hiện của ngày càng nhiều người nhập cư,✤ giúp môi trường sống trở nên thân thiện hơn với người châu Á.
Nhưng về lâu dài, cô vẫn dự định lập gia đình và tiếp tục sự 🌸nghiệp ở Việt Nam. "Tôi muốn các con lớn lên ở đây, để chúng có nguồn gốc, có bạn bè, hiểu văn hóa và lịch sử Việt Nam, không còn đau đáu mãi câu hỏi '🤡tôi là ai, tôi thuộc về nơi nào?'", Sasha nói.
Đức Trung