Cô giáo Nguyễn Thị Việt Nhung, 47 tuổi, từng là một trong những nhà gi꧟áo ưu tú trẻ nhất của tỉnh Yên Bái, cũng là tấm gương về nghị lực vượt khó, vươn lên nghịch cảnh.
Sinh ra ở huyện Lục Yên, nơi có hơn 53,3% dân số là dân tộc Tày, từ nhỏ nhìn thấy nhiều đứa trẻ vì nghèo đói không thể đến trường, Nhung đã ướᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚc mơ làm cô giáo. Năm 1992, tốt nghiệp THPT, cô đăng ký học hệ 9+3 (trung cấp Sư phạm) tại Trường bồi dưỡng giáo dục thường xuyên huyện Lục Yên, giữa lúc nhiều giáo viên trong huyện bỏ nghề vì thu nhập không đủ sống.
"Thời đó, lươngꦦ giáo viên được khoảng 100 nghìn đồng mỗi tháng, nhưng khi ấy ở Lục Yên rộ lên nghề mua bán đá quý, không ít giáo viên bỏ nghề đi đào, đãi đá quý để bán và có thu nhập cao hơn", cô Nhung nhớ lại.
Sau ba năm, cô gái người Tày ra trường, được phân công về dạy ở trường THCS Tân Lĩnh và hai năm sau chuyển về trường Tiểu học Trần Phú, cùng t🅰huộc huyện Lục Yên.
Giữa lúc công việc suôn sẻ, năm 2000, đầu gối chân của Nhung bất ngờ sưng to kèm đau đớn, đi lại rất khó khăn, cô giáo trẻ phả🀅i dùng thuốc giảm đau để đi dạy mỗi ngày. Càng về sau, bắp chân trái càng teo nhỏ, đau nhức triền miên khiến Nhung không ăn, không ngủ được. Bác sĩ mổ chân lấy sinh thiết, phát hiện cô giáo trẻ mắc bệnh thoát bao hạch dịch ở ổ khớp chân và chỉ định mổ một phần xương chậu để ghép. Sau hơn một tháng điều trị, cơ thể không tiếp nhận phần xương được ghép. Vết thương quá nặng buộc Nhung phải đồng ý cắt bỏ chân đến 1/3 đùi để lắp chân giả.
"Tôi như sụp đổ hoàn toàn. Công việc mới bắt đầu, gia đình riêng chưa có, không biết tương lai thế nꦡào nếu bản 🥂thân không còn lành lặn", cô Nhung rơi nước mắt khi kể lại biến cố.
Một bên chân trái không còn nữa nhưng vẫn luôn bị co giật, bác sĩ giải thích đây là "hội chứng bàn chân ma", dù mất một bên chân, dây thần kinh của cơ thể vẫn phóng đi tín hiệu đến các chi khiến cô đau đớn. Ở tuổi 26, ngày ngày chịu cơn đau về thể xác lẫn tinh thần, chỉ trong một năm, Nhung sụt từ 45 kg xuống còn 37 kg, đôi mắt🎉 thâm quầng vì thiếu ngủ.
"Có một cụ già nằm 🐎giường bên nói với tôi rằng, cháu mất đi một bên chân vẫn còn hạnh phúc hơn rất nhiều người bị mất đi đôi tay, hay đôi mắt", cô Nhung nhớ lại. Câu nói khiến Nhung bừng tꦦỉnh, cô biết mình cần phải bước tiếp.
Từ viện về, bố Nhung làm cho con một lối đi có hai thanh tre vịn để tập đi cho thẳng. Những bước đi đầu tiên, chiếc chân giả cọ sát vào cơ thể gây trầy xước, Nhung vẫn nén đau để tiến về phía trước. "Lần đầu tiên tôi tự bước đi được với chiếc chân giả, cả nhà rất xúc động, đặc biệt bà ngoại tôi đã vỗ tay sung sướng", cô Nhung chia sẻ. Năm 2002, khi vừa tập 🦩đi được vài tháng, Nhung xin hiệu trưởng cho đứng lớ🅺p trở lại và được đồng ý.
Ngay hôm đầu, vì bước đi chưa đều, Nhung luống cuống bị hụt chân suýt ngã ở sân tꦬrường. Tới ℱtrước cửa lớp, Nhung toát mồ hôi, đầy lo lắng, nhưng rồi mọi e ngại dần tan biến khi cô giáo trẻ thấy những ánh mắt hồn nhiên và nụ cười giòn tan của bọn trẻ trong lớp học.
"Giờ ra chơi, các em quây quanh kể chuyện ríu rít, mọi sự tự ti và xa cách được xoá nhoà. Hết 𒁏buổi dạy về nhà, tôi lại mong nhanh đến ngày mai để được đến trường", cô Nhung kể.
Cô Nhung dạy lớp 2 cùng một cô giáo nữa. Học sinh học bán trú ăn ngủ ở trường, giáo viên phụ trách phải xách nước về lớp cho các em rửa mặt, giặt gối, khăn mặt hàng tuần. Dù được nhà trường đặc cách, cô Nhung vẫn cố gắng làm hết những phần 🌠việc đó. Với một chân giả, khi xách nước, cô Nhung tập trung đi từ🌄ng bước đều, tránh bị trượt, ngã.
Cuối năm 2004, huyện Lục Yên tổ chức hội giảng giáo viên dạy giỏi, Nhung được nhà trường cử tham gia. Ngay trong buổi học, từ dưới lớp có học trò chỉ chỏ, rồi xì xào "cô đi chân giả đó". Thoáng chút bối rối, nhưng cô Nhung nhanh chóng tự trấn an bản thân bằng cách đặt viên phấn xuống bàn, nắm chặt tay vào nhau. Sau đó, cô giáo trẻ m🍰ỉm cười tiếp tục bài giảng của mình. Kết quả hôm đó, cô giành giải thưởng "Tiết dạy có phần minh họa hiệu quả nhất", "Bộ hồ sơ có chất lượng" cùng với hai tiết thao giảng đạt điểm cao nhất hội thi.
"Tôi được công nhận là giáo viên giỏi như những người bình thường khác, không ph🦩ải vì sự châm chước", cô Nhung chia sẻ.
Thời điểm đó, cũng theo cô Nhung, học sinh tiểu học ở miền núi thường gặp khó khăn trong việc giải toán🔯 có lời văn. Cô nghĩ cách để các em nắm vững kiến thức, hiểu đề bài và biết cách làm, sử dụng câu từ đa dạng, sáng tạo. Sau nhiều tìm tòi, nghiên cứu của cô về "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4 năm 2009"; "Một số biện pháp dạy Toán có lời văn cho học sinh lớp 5 năm 2011" đã được áp dụng ở nhiều trường tiểu học của tỉnh Yên Bái.
Năm 2017, cô Nông Thị 🌠Việt Nhung được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Năm 2019, cô được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, là đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Phú, đánh giá cô Nhung là một trường hợp đặc biệt về ngh💯ị lực vượt khó. "Cô Nhung thực sự trí tuệ, tâm huyết và là một nhà giáo ưu tú trẻ có sức truyền cảm hứng, lan toả rất lớn trong đội ngũ của trường"🌠, nữ hiệu trưởng nói.
Giờ đây, cô Nhung có điều kiện thay lại chân giả nên việc đi lại đỡ vất vả hơn. Cô cũng tốt nghiệp cử nhân ngành Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 từ năm 2011. Ước mơ được nâng đỡ những đứa trẻ ﷽ở vùng cao trên con đường học hành đã trở thành🥃 hiện thực. Nhưng, ước mơ về mái ấm gia đình, cô Nhung chưa thực hiện được, những tình cảm riêng tư dường như đã khép lại sau biến cố 22 năm trước.
"Sao cô không có con?", trước câu hỏi hồn nh🌃iên của học trò, nữ giáo viên trả lời: "Cô có rất nhiều con, chính là ꦬcác học sinh của cô đó".
Lệ Thu