Việc đoàn phim Kong: Skull Island của Hollywood tới quay phim tại Việt Nam nhữn𒁃g ngày qua thu hút sự chú ý. Trên thực tế,🍃 việc các đoàn phim nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm quay đã khởi phát từ khoảng 20 năm trước.
Năm 1997, bộ phim Anna Magdalena của Hong Kong từng thực hiện một phần ở Hà Nội và Ninh Bình. Bộ phim của hãng UFO Hong Kong sản xuất, Golden Harvest phát hành đã chiếu trên kênh Hanoi TV những năm 🐻2000.
Ông Đặng Thế Truyền là một trong những người hỗ trợ về sản xuất cho đoàn phim trong thời gian ở Việt Nam. Khi đó, ông là thành viên hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đoàn làm phim muốn vào Việt Nam quay nhưng không có đầu mối nên đã nhờ tới Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong. Sau khi nhận được đề nghị giúp đỡ từ phía Thương vụ, ông Truyền đứng ra thu xếp quá trình đưa đoàn sang quay, kết nối với cơ quan điện ảnh ở Việt Nam nhờ hỗ trợ về giấy phép, bố trí hậu cần gồm đi lại, ăn ở cho đoàn...
Theo ông, khi đó việc đoàn phim nước ngoài sang Việt Nam quay gặp nhiều khó khăn về quy định củ🍎a Nhà nước, đạo cụ, phương tiện liên lạc... Ông liên hệ với Xưởng phim truyện Việt Nam nhờ họ xin giấy phép của cơ quan quản lý văn hóa trong nước, đồng thờ🉐i cử người tham gia hỗ trợ về chuyên môn.
Việc vận chuyển đạo cụ không hề dễ dàng. "Toàn bộ phương tiện ánh sáng, máy quay... được Hong Kong thuê một tàu biển của Việt Nam chở. Tuy nhiên, tàu vừa rời Hong Kong thì bị Trung Quốc bắt giữ vì nghi trên tàu có chở hàng lậu. Vậy là trong ba ngày chúng tôi phảಞi đổi phương án: Hãng phim thuê bộ thiết bị mới và chúng tôi thu xếp chuyển bằng Vietnam Airlines🍃. May vừa kịp trước khi hai diễn viên chính vào Việt Nam", ông Truyền kể.
Theo ông Truyền, đoàn sang Việt Nam một tháng để chuẩn bị nhưng quay chỉ ba, bốn ngày. Ông bố trí đoàn kỹ thuật ở khách sạn Hữu Nghị trên đường Quán Thánh, đoàn diễn viên và ban lãnh đạo đoàn ở khách sạn Thắng Lợi. Cả đoàn chừng 30 ngườ🔜i. Khi quay ở Ninh Bình, họ đi buổi sáng, chiều trở lại Hà Nội và mang theo đồ ăn trưa.
"Ở Ninh Bìn🐲h, họ quay một số cảnh đồng lúa và chủ yếu xung quanh nhà thờ ở🐼 Phát Diệm. Trong một cảnh bên trong nhà thờ, họ thắp hàng nghìn cây nến", ông Truyền nhớ lại. Trong khi tại Hà Nội, đoàn quay tại khung cảnh đổ nát ở nhà máy điện Yên Phụ. Họ thuê và ngăn một số phố không cho người qua lại để thực hiện cảnh quay. Theo ông Truyền, phía hãng phim đã khảo sát và cho rằng những cảnh nhà 🍬cao, thành phố chật chội ở Hong Kong đã quá quen thuộc nên muốn quay một số cảnh làng quê Việt Nam, thích hợp với nội dung phim tình cảm, lãng mạn. Theo Bbsmovie, đạo diễn phim Hề Trọng Văn từng chia sẻ họ chọn bối cảnh tại Vi♊ệt Nam vì lối kiến trúc c🦹ổ của Pháp phù hợp với nội dung phim.
Khi♏ đó, phương tiện liên lạc chưa có nhiều nên ngoài nhắn tin qua Phonelink, đoàn phải thuê một số 🌺bộ đàm của Bộ Công an. Ngoài ra, người của Bộ Công an cũng đi theo hỗ trợ kết nối với địa phương khi quay phim.
Tham gia chuyên môn có đạo diễ🍨n Lưu Trọng Ninh, Nhuệ Giang. Nữ đạo diễn Nhuệ Giang cho biết khi đó chị hỗ trợ đoàn trong việc tìm diễn viên quần chúng phía Việt Nam cùng họ. Ngoài ra, nhiều thành viên của đoàn hỗ trợ bên phía Việt Nam được ghi vào phần credit cuối phim.
Phim có sự tham gia của Kim Thành Vũ và Trầnꦏ Tuệ Lâm trong vai ch🗹ính. Kim Thành Vũ sau này nổi danh với Đại chiến Xích Bích, Thập diện mai phục... Ngoài ra, phim cũng quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng như Trương Học Hữu, Cổ Cự Cơ, Trương Quốc🌄 Vinh, Quách Phú Thành... Mỗi người xuất hiện vài phút với mục đích thương mại.
Di Ca