Theo Sun TV, tại tỉnh Hyogo - nơi nhà văn học cấp ba, ngày 8/10, khán giả tụ tập ở quán ăn cùng theo dõi online buổi trao giải Nobel Văn học. Có người rơm rớm nước mắt khi Haruki Murakami một lần nữa "lỡ hẹn" với giải thưởng. Dù vậy, Nobel Văn học dường như không phải mối bận tâm lớn của nhà văn. Ông cho biết tập trung dịch sách, dẫn chương trình radio. Thời dịch, ông chuyển ngữ tác phẩm The Heart Is A Lonely Hunter, vừa xuất bản tại Nhật.
Đầu tháng 10, trên Japantimes, Murakami nói về quá trình dịch sách. Qua độ tuổi 70, ông vui sống với vai trò dịch giả, nói: "Hạnh phúc lớn nhất của tôi là chuyển ngữ thành công tác phẩm mình yêu thích". Với tâm huyết đặt vào bản dịch của, tác giả Rừng Na Uy háo hức chờ đợi phản ứng của những người trẻ.
Khác với các quyển ông từng dịch - bối cảnh đặt ở thành thị, The Heart Is A Lonely Hunter diễn ra ở thị trấn nhỏ, mang màu sắc hiện t🔜hực và đề cập đến tôn giáo. Tác phẩm xoay quanh sáu số phận, tro💜ng đó có một người đàn ông câm điếc, bác sĩ da màu Copeland bị tẩy chay vì khác biệt học thức, hay Jake Blount - một cư dân mới - luôn thấy lạc lõng.
Ông cho biết: "Truyện kết thúc không lối thoát nhưng có dư vị về niềm tin, sự tươi sáng, khiến tôi cảm nhận được sự ấm áp". Nhà văn ấn tượng cách McCullers khắc họa tâm hồn nhân vật. Mỗi người trong tác phẩm có nỗi khổ riêng, cùng chia sẻ để phần nào nguôꦑi ngoai nỗi cô đơn.
Murakami ca ngợi McCullers (1917-1967) là thiên tài, có đôi mắt quan sát tinh tường, cùng lối hành văn cuốn hút dù bà ra mắt sách khi mới 23 tuổi. Ông thích cách bà xây dựng bối cảnh truyện như một vũ trụ thu nhỏ, đủ loại người và tính cách. Xuất bản năm 1940, The heart is a lonely hunter được viết với ngôn ngữ cổ, khó để dịch sang tiếng nước khác trọn vẹn. Vì vậy, Murakami thử sức với nhiều cách di🔯ễn đạt khác nhau để có bản dịch vừa ý nhất.
Theo Murakami, ông dành tâm huyết cho dịch thuật vì độc giả Nhật ít quan tâm đến tác phẩm kinh điển thế giới. Ông là dịch giả của The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh) - J.D. Salinger viết, The Long Goodbye (Lời từ biệt dài lâu) của Raymond Chandler và Breakfast at Tiffany (Bữa sáng ở Tiffany) của Truman Capote.
Nhà văn Nhật học từ tác giả phương Tây cách thấu hiểu cuộc sống, con người. Ông đề cao nhà văn Mỹ William Faulkner - chú trọng chi tiết và có góc nhìn độc đáo. Ông nhắc F. Scott Fitzgerald - cha đẻ The Great Gatsby - như một niềm cảm hứng với các tác phẩm có ngôn từ giàu cảm xúc, phản ánh vẻ đẹp thời đại. Theo Openculture, Murakami dịch The Great Gatsby năm 60 tuổi - khi ông tin bản thân đủ kỹ năng truyền tải tương đối ý nghĩa của sách gốc. Ông chiêm nghiệm từng câu chữ, hình ảnh ước lệ, rồi tự hỏi sẽ sáng tác thế nào nếu là Fitzgerald. Nhà văn nói: "Khi đọc, tôi hiểu ꦺcâu chuyện, còn trong lúc dịch tôi khơi gợi được những bí ẩn ngôn từ".
Murakami cho rằng dịch thuật giúp ông phát triển ngôn ngữ. Ông so sánh văn học Nga, Mỹ bản gốc và bản tiếng Nhật. Sau đó, ông tìm hiểu cách dịch giả vận dụng ngôn ngữ để truyền tải câu văn chính xác, mượt mà. Nhà văn viết bảy trang của tác phẩm đầu tay bằng tiếng Anh, sau đó dịch sang tiếng mẹ đẻ, nhờ thế tránh được những từ ngữ thừa trong lối viết tiếng Nhật truyền thống. Trên trang TLS, tác giả tiết🌸 lộ khi dịch, ông trải qua quá trình tận hưởng cảm giác thoải mái như đang "ngâm suối nước nóng trong ngày mưa".
Haruki Murakami là một trong những tác giả nổi tiếng nhất văn học Nhật Bản đương đại. Ông có các tác phẩm tiêu biểu như: Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời (1992), Người tình Sputnik (1999), Kafka bên bờ biển (2002), 1Q84 (2009). Sau khi nổi tiếng với Rừng Na Uy ở tuổi 38, sách của ông được miêu tả như "văn hóa đại chúng" vì tạo ra "cơn sốt" khắp Nhật Bản và thế giới. Ông nhận Jerusalem Prize - giải dành cho các giả viết về tự do, hòa bình, vấn đề xã hội năm 2007. Tác phẩm gần đây nhất - Killing Commendatore - ra mắt vào năm 2017.
Hồi tháng 5, ông xuất hiện trong chương trình Stay Home Special, cổ vũ người nghe vượt qua khó khăn thời dịch. Ông còn có show định kỳ Murakami Radio, hoạt động được hai năm. Không thích 𒀰xuất hiện trước đám đông, tác giả dẫn dắt radio vì muốn kết nối với khán giả, chia sẻ sở thích âm nhạc.
Quỳnh Quyên (theo Japantimes)