"Là điều kiện mức phí tham gia/ Công dân từ 15 tuổi là người Việt Nam/ Mứ⭕c đóng xác định 22%/ Không thuộc đối tượng bắt buộc ta phải cần rõ thông/ Quỹ sau này hưởng lương hưu/ Và hưởng tử tuất thấp cao do mình... Mời bà con cùng chơi bài chòi...", các anh chị hiệu (người biểu diễn) hô vang, cầm thẻ bài đối đáp bằng tre và tung hứng theo nhạc. Phía dưới đông đảo người xem tham gia.
Đêm hội bài chòi mùng 7 Tết Tân Sửu 2021 ở trung tâm TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam thu hút hàng trăm người xem. Lời ca ngẫu hứng về sinh hoạt ngày thường được thay đổi nội dung, chuyển sang nói về mức đóng, hình thức tha♏m gia, chế độ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Đêm diễn đầu tiên mở màn cho chuỗi ngày đưa chính sách đến với người dân qua bài chòi - loại hình nghệ🐻 thuật dân ca kết hợp trò chơi dân gian của người miền Trung được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại năm 2017.
Nghệ nhân Lê Công Danh, 55 tuổi, nhớ ngày cuối năm 2020 nhận một loạt văn bản từ lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam với lời gửi gắm chuyển nội dung♉ chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện thành điệu dân ca bài chòi. Loại hình bảo hiểm dành cho người lao động tự do, khu vực phi chính thức với hai chế độ hưu trí, tử tuất.
Đó là thời điểm Quảng Nam chỉ có hơn 17.000 người tham gia bảo hiểm khu vực này. Trong khi đó cả nước có 1,1 triệu người tham gia sau hơn 10 năm phát triển, chủ yếu là lao động tự do và nông dân. Việc mở rộng người đóng khu vực tự nguyện đạt 5% lao động trong độ💎 tuổi vào năm 2030 như mục tiêu Nghị quyết 28 của Trung ương đặt ra trở thành thách thức.
Lãnh đạo B✃ảo hiểm xã hội Quảng Nam nhận ra mỗi đêm diễn bài chòi có hàng nghìn người xem, chủ yếu tiểu thương, buôn▨ thúng bán bưng, lao động tự do - nhóm tiềm năng cho khu vực tự nguyện. Quyết định vận động chính sách an sinh qua đêm hội bài chòi lập tức được đưa ra.
Tron🌼g ký ức, nghệ nhân Công Danh nghe bài chòi từ khi biết nhớ, khi cha chú hô hát mỗi lần gia đình tụ họp, đầu xuân, hội làng. Người xứ Quảng lớn lên cùng điệu bài chòi, như lời ru với người miền Bắc, câu hò miền Nam. "Nhưng để chuyển nội dung BHXH tự nguyện sang bài chòi thì khó thiệt là khó. Đọc chỉ muốn sảng luôn cái đầu", ông Danh kể.
Văn bản toàn thông tin, số liệu về chính sách an sinh, tronꦦg khi ca từ bài chòi đơn giản, như đối đáp hàng ngày. Độ khó gấp đôi khi phải gieo vần điệu chuẩn lối song thất lục bát mà đúng nội dung, đúng trình tự văn bản để khi diễn trò, xướng ca người nghe dễ hiểu.
Không có đề cương như viết tiểu phẩm, nghệ nhân Công Danh bám làn điệu, khoaไnh tròn mỗi từ khóa như "hưu trí", "mức đóng 22% tiền lương", "nhà nước hỗ trợ 40% mức đóng", qua bốn đêm gần thức trắng thì viết xong lời. Đoàn nghệ sĩ của Trung tâm văn hóa Quảng🦩 Nam dành nửa tháng tập luyện. Ai cũng kêu khó, buổi đầu ngắc ngứ sợ sai nội dung.
Hành trình mở rộng lưới an sinh qua hội bài chòi đến người dân xứ Quảng gặp nhiều trắc trở do hai năm cao điểm bùng phát 🅺dịch bệnh, hạn chế tụ hội đông người. Vãn dịch, xe chở đoàn nghệ sĩ diễn lưu động khắp Hội An, Thăng Bình, Điện Bàn, Núi Thành, Tiên Phước, những vùng tập trung nhiều lao động tiềm năng. Động lực của những nghệ nhân như Công Danh là khi thấy "bà c🤪on vây kín vòng trong vòng ngoài chưa tính lượt live stream qua mạng xã hội. Có đêm anh em diễn tung hứng quá quên lời, may vẫn kịp nhắc cho nhau".
Đêm diễn luôn có trò chơi với phần quà nhỏ để giữ chân khán giả. Khi các an𒉰h chị hiệu hô hát trên sân khấu, các cán bộ ngành bảo hiểm len lỏi trong đám đông phát tờ rơi. Vòng ngoài cùng đặt bàn tư vấn giải đáp thắc ♌mắc về chính sách cho người có nhu cầu.
"Mỗi đêm hô hát bài chòi làജ vừa đưa chính sách an sinh đến người dân vừa giữ gìn câu ca ông bà để lại. Văn hóa là phải được lưu giữ trong dân, được nhân dân ưa thích", ông Danh nói. Ông cũng như đoàn nghệ sĩ không đếm được bao nhiêu người quyết định vào lưới an sinh sau nghe diễn, nhưng tin mưa dầm thấm lâu, nhiều người cầm tờ rơi về nghĩa là quan tâm, nếu không đã vứt luôn tại chỗ.
Bà Đỗ Thị Bích Hoa, Trưởng phòng truyền thông Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Naꦓm, cho hay năm 2021 tỉnh này tăng mới hơn 10.600 người dân đóng BHXH tự nguyện trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Bà thừa nhận rất khó phân định bao nhiêu lao động vào hệ thống qua nghe hát bài chòi, song khẳng định lợi đôi đường khi vừa phát triển an sinh vừa giữ văn hóa của người xứ Quảng.
Ngoài bài chòi, Quảng Nam phát triển người đóng BHXH tự nguyện bằng nhiều hình thức. Người lao động có thể đóng BHXH mỗi tháng theo dạng gửi góp vài chục nghìn mỗi ngày thay vì nộp một lần. Các ng♔hiệp đoàn ghe bơi, xích lô vận động dần hội viên có thu nhập ổn định vào hệ thống. Cùng ngân sách nhà nước, tỉnh hỗ trợ thêm 5-10% tiền đóng c✱ho người tham gia BHXH tự nguyện đến hết năm 2025.
"Dù tuyên truyꦡền bằng hình thức nào thì quyền lợi thụ hưởng, điều kiện tài chính mới là thứ quyết định người lao động có tham gia hay không", bà Hoa khẳng định, bày tỏ nỗi lo chung của ngành sau đại dịch, khi làn sónꦿg sụt giảm việc làm, mất thu nhập trở thành rào cản mở rộng người tham gia, trong khi xu hướng rời bỏ hệ thống bằng khoản tiền một lần tăng mạnh.
Bà Hoa lý giải BHXH tự nguyện có hai quyền lợi cơ bản là hưu trí và tử tuất, để có đủ 5 chế độ như khu vực bắt buộc rất khó. Nếu theo nguyên tắc đóng - hưởng thì mức đóng của lao động có thể lên tới 30% thay vì 22% như hiện hành. Trong khi người dân với tâm lý phòng thân lại quan tâm nhi🌠ều tới bảo hiඣểm y tế (BHYT).
"Có được thẻ BHYT miễn phí không?" luôn là câu hỏi đầu tiên các ✃cán bộ ngành bảo hiểm xã hội Quảng Nam nhận được khi vận động người dân tham gia khu vực tự nguyện. Biết không có, nhiều lao động từ chối thẳng, hoặc chần chừ "để nghiên cứu thêm" rồi bỏ qua. Cán bộ ngành BHXH nh♍ìn nhận nếu bổ sung quyền lợi miễn phí hoặc đóng liên tục 5 năm thì được cấp thẻ BHYT sẽ giúp chính sách hấp dẫn hơn.
"Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung trợ cấp thai sản một lần 2 triệu đồng từ ngân sách cũng là điềuဣ tốt, song phần lớn chị em được hưởng. Còn nếu đưa BHYT vào thì người trên 15 tuổi đều được hưởng quyền lợi", bà góp ý.
Hồng Chiêu