Theo Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang, từ đầu 🌞năm 2021 đến nay, địa phương có 364 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký gần 1.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, bình quân quy mô vốn của một doanh nghiệp khoảng 2,5 tỷ đồng. Đến nay, có 2.715 doanh nghiệp hoạt động và kê khai thuế, tăng 518 đơn vị so với cùng kỳ, vượt 4,5% kế hoạch năm.
Về thu hút đầu tư, 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh có 38 dự án đ💖ư✅ợc cấp chủ trương đầu tư với tổng số vốn gần 5.000 tỷ đồng (tăng 27 dự án và 3.199 tỷ đồng vốn đăng ký so cùng kỳ).
Lũy kế từ trước đến nay, toàn tỉnh có 405 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 135.400 tỷ đồng. Trong số này có 34 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký 688,7 t𒀰❀riệu USD.
Hậu Giang hiện có hai khu công nghiệp tập trung và 4 cụm công♚ nghiệm với tổng diện tích hơn 900 ha với 61 dự án tổng vốn đăng ký trên 90.000 tỷ đồng. Trong đó, Khu công nghiệp sông Hậu có diện tích 290 ha và Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh 202 ha, được lấp đầy khoảng 80%. 4 cụm công nghiệp còn lại có tỷ lệ lấp đầy 60%.
Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang giải quyết việc làm cꦦho 25.000 lao động, thu nhập bình quân 6-8 triệu đồng một người mỗi tháng.
Đến nay, nhiều thương hiệu uy tín, nổi tiếng trong và ngoài nước đã đến đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh góp phần lớn trong phát triển kinh tế xã hội tại 🦄Hậu G꧋iang cũng như khởi sắc miền Tây. Có thể kể đến tập đoàn chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Phú, Tân Hiệp Phát, Masan, Vingroup, công ty sản xuất giấy - bao bì Lee & Man Việt Nam (Hong Kong, Trung Quốc), Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu...
Để đạt kết quả này, về điều kiện địa lý, tuy là vùng sâu vùng xa, địa phương mới chia tách nhưng Hậu Giang nằm trên các trục tuyến giao thông kết 🎀nối của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như đường nam sông Hậu, Quốc lộ 61C, Quốc lộ 1A... đặc biệt là nằm cạnh TP Cần Thơ nên thừa hưởng các🔜 điều kiện thuận lợi về giao thông, sân bay, cảng biển, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực... Vị trí của Hậu Giang nằm ở giữa vùng có thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông thuỷ sản như tôm cá, trái cây, lúa gạo... cùng lực lượng lao động dồi dào.
Ngoài ra, giá thuê đất trong các khu 🐻công nghiệp ở Hậu Gian🐎g cũng thấp hơn các địa phương lân cận.
"Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là thời gian qua, lãnh đạo tỉnh hậu giang cũng như các cấp đã thay đổi kiểu tư duy 'quản lý' sang tư duy 'hỗ trợ', thay đổi trong phương thức làm việc💫 và tiếp cận doanh nghiệp, nhà đầu tư để có giải pháp hiệu quả nhất", ông Trương Cảnh Tuyên - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉn♔h Hậu Giang nói.
Đó là tập trung tổ chức rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thành lập trung tâm hành chính công, tăng cường áp dụng dịch vụ công trực tuyến; công khai danh mục các dự án thu hút đầu tư; tăng cường đối thoại với nhà đầu tư, doanh nghiệp... Đồng thời, Hậu Giang triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thị, thành phố; lập các tổ chuyên môn giải quyết và hỗ trợ các vấn đề liên quan về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại - xuất khẩu hàng🦂 hóa, vùng nguyên liệu...
Theo Sở Kế hoạch và đầu tư tỉ💎nh Hậu Giang, hiện thời gian thực hiện thủ tục thành lập mới doanh nghiệp được rút ngắn, chỉ còn 2,5 ngày làm việc, 2 ngày đối với doanh nghiệp đăng ký thay đổi; tham mưu cấp chủ trương đầu tư trong 25 ngày.
Là chủ doanh nghiệp FDI hoạt động tại Cụm công nghiệp ꦛtập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, ông Chung Wai Fu - Tổng giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam chia sẻ, vùng đất này sở hữu thuận lợi lớn để xây dựng và phát triển nhà máy, phù hợp với tiêu chí phát triển của đơn vị.
"Không chỉ vậy, người dân nơi đây còn có tinh thần học hỏi cao, luôn khao khát được phát triển và cống hiến hết mình. Chính vì lý do này, sau quá trình tìm hiểu, tôi đã ngay lập tức thuyết p❀hục công ty mẹ tiến hành đầu tư vào Hậu Giang càng sớm càng tốt", ông Chung Wai Fu nói.
Theo đó, nhà máy giấy của Lee & Man Việt Nam vốn đầu tư hơn 650 triệu USD, công suất 420.💝000 tấn một năm,ꦆ đi vào hoạt động cuối năm 2017, sử dụng 1000 lao động địa phương.
Theo ông Chung Wai Fu, tỉnh Hậu Giang đưa ra nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư với những đãi ngộ theo hướng: nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định. Đặc biệt hơn, lãnh đạo tỉnh ✤cũng thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại doanh nghiệp để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, để từ đó có hướng giải quyết kịp thời cho các khúc mắc hay vấn đề còn tồn tại. Về các giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh và đầu tư tại Hậu Giang, tất cả đã được đơn giản hóa và rút ngắn thời gian nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
"Sau hơn ba năm hoạt động tại đây, chú🌳ng tôi nhận thấy rằng lựa chọn ban đầu của mình là hoàn toàn chính xác và đang tiếp tục đầu tư phát triển hơn nữa", ông Chung Wai F💃u nói.
Thời gian tới, Hậu Giang có kế hoạch đầu tư gần 10.000 tỷ đồng hoàn thiện và hiện đại hóa hạ tầng giao thông Hậu Giang và liên kết vùng. Mới đây, UBND tỉnh b꧅an hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển công nghiệp và logistics tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025 với kinh phí 2.300 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Phong Minh - Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tình Hậu Giang cho biết, đơn vị đang đề xuất kế hoạch phát triển các khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050. Theo đó, từ nay đến năm 2030, sẽ phát triển 5 kh🅰u công nghiệp, với tổng diện tích nâng lên 3.900 ha, định hướng đến năm 2050 là 5.300 ha.
"Các lĩnh vực thu hút đầu tư dựa vào thế mạnh của địa phương và vùng đồng bằng sông Cửu Long, gắn với giải pháp tiêu thụ, nâng cao giá trị các mặt hàng nông thuỷ sản", ông Minh nói và cho biết đồng thời tăng cường kêu gọi các ngành cơ khí chế tạo, linh kiện điện tử, ít sử dụng lao động, đặc biệt là phải thân thiện, bảo vệ môi trườ🃏ng, chứ không phải kêu gọi đầu tư bằng mọi giá.
Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh. Trong đó tập trung cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số sụt giảm (gia nhập thị trường, tính minh bạch, đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp). Đồng thời, địa phương duy trì và tiếp tục nâng cao các chỉ số tăng điểm (tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tra๊nh bình đẳng, tính năn꧑g động của chính quyền tỉnh, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự). Tỉnh phấn đấu chỉ số PCI của tỉnh nằm trong nhóm có chất lượng điều hành tốt so với cả nước.
Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu q💫uả; tập trung chỉ đạo các ⛎sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chính sách riêng của tỉnh trong thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh như: đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách khuyến công; khuyến khích đầuও tư...
Cửu Long