Những ngày giáp Tết, bà Lê Thị Xá,🍸 mẹ của vợ chồng đại u🌟ý Lê Hồng Thanh và Lê Thị Hồng Vân (bệnh viện dã chiến cấp 2, số 2, đang làm nhiệm vụ tại Nam Sudan) càng thêm nhớ con, thương cháu. Anh Thanh, chị Vân cùng đồng đội lên đường đến phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc tại Bentiu, Nam Sudan (châu Phi) cuối tháng 11/2019, để lại đứa con gái nhỏ cho bà nội.
Tại cuộc gặp gỡ được Cục Gìn giữ Hoà bình Việt Nam tổ chức (ngày 20/1), bà Xá không giấu đượcꦕ xúc động khi nhắc đến cảnh nhà neo ngườ♏i. Bé Lê Hồng Khuê (3 tuổi) nép vào vai bà.
"Khi các con thông báo sẽ đi công tác ở Nam Sudan, tôi rất sốc vì nhà có bốn người, các con đi rồi bà cháu biết chăm nhau thế nào? Các con lại đến đất nước còn n💟hiều bất ổn, liệu có an toàn không", bà tâm sự.
Thế nhưng, khi nghe con trai nói "muốn con gái tự hào về mình, như con đã từng tự hào về bố", bà Xá đã bình tâm🌠 lại. Người đàn bà từng nuôi con trưởng thành khi chồng mất sớm tự nhủ, "đã nuôi con thì cũng có thể chăm sóc cháu tốt". Từ ngày bố mẹ Khuê lên đường đến nay đã gần hai tháng, cuộc sống của hai bà cháu dần ổn định.
Từ Bentiu, hai vợ chồng Thanh - Vân giơ tay chào mẹ và cô con gái nhỏ qua màn hình lớn được Cục Gìn giữ Hoà bình kết nối trực tuyến. ♑Chị Vân cho biết ngày nào cũng nói chuyện với con qua mạng, nhưng hôm nay lại nghẹn ngào vì những lời thăm hỏi được thực hiện trước các đồng đội và vào ngày giáp 🌌Tết.
"Ở Nam Sudan, tôi dành hết thời gian cho công việc, hạn chế ngồi suy nghĩ một mình🦂 vì sợ🦹 không vượt qua được nỗi nhớ con", chị Vân nói.
Ngh✅e con dâu nói, bà Xá động viên con giữ gìn sức khoẻ, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. "Các con yên tâm vì ở nhà mẹ chăm sóc Bún rất tốt", bà nhắn nhủ.
Theo đại uý Phạm Văn Hảo (nguyên sĩ quan liên lạc tại Bentiu, Nam Sudan), dù hoàn cảnh mỗi gia đình khác nhau, các sĩ quan mũ nồi xanh khi xa nhà, xa Tổ quốc đều trải qua những tâm sự giống nha⛄u. Đó là sự bồi hồi nhớ nhà, nhớ người thân, nhưng khi đã là qไuân nhân thì "phải biết sống xa gia đình".
"Đây là sứ mệnh của người lính. Khi biết sống x♐a nhau, mồ hôi, nước mắt chúng ta có thể rơi, nhưng đ💙ó là rơi cho hạnh phúc và rơi cho ngày trở về", anh Hảo nói.
Anh Bùi Quang Huy, chồng bác sĩ Tạ Thị Kiều Hoa chia sẻ, từ ngày vợ sang công tác ꩵở Nam Sudan, anh vừa làm bố, vừa làm mẹ chăm sóc hai con. Hàng ngày anh dậy sớm lo cơm nước cho 3 người, đưa đón cháu nhỏ đi học. "Công việc nào làm nhiều rồi cũng quen. Tôi cố gắng để hai con không bị thiệt thòi khi vắng mẹ", anh nói và cho biết, rất tự hào khi vợ là quân nhân gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc.
Còn với bác sĩ Lê Hải Sơn, bệnh viện dã chiến cấp 2 (số 1), hậu phươ🌜ng càng quan trọng vì con trai ở nhà ốm nặng, tưởng chừng không qua khỏi khi anh đang làm nhiệm vụ ở Nam Sudan. Bộ Quốc phòng quyết định cho anh về phép chăm con. Với nỗ lực của gia đình và đội ngũ y, bác sĩ, con trai anh Sơn đã dần bình phục, giúp anh yên tâm trở lại Nam Sudan, tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Trung tá LươngTrường Vinh (sĩ quan liên lạc tại Nam Sudan) cho hay, cưới vợ 8 năm, thời gian anh đi làm nhiệm vụ nhiều hơn ở nhà. Vợ anh, cô giáo Nguyễn Thị Thuỳ Linh (trường THPT Kiến An - Hải Phòng) bên cạnh công việc chuyên môn ở trường lớp, đã thay anh đảm đương, lo toan cho hai bên gia đình nộ🌱i ngoại.
"♔Từ ngày mới yêu đến nay, vợ là người chia sẻ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như công việc. Cô ấy còn hỗ trợ tôi học tiếng Anh, nhờ đó mà tôi có đủ điều kiện tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình L♍iên Hợp Quốc", anh Vinh nói.
Đại tá Mạc Đức Trọng - Phó cục෴ trưởng Gìn giữ hoà bình thông tin, tình hình an ninh ở Nam Sudan hiện ổn định hơn do các xung đột đã giảm. 5 năm trước, xung đột sắc tộc khiến hàng trăm người tị nạn phải chạy vào khu vực của Liên Hợp Quốc để lánh nạn, hạ tầng không có, nhà cửa bị đốt sạch... Đến nay chợ đã họp, người dân Nam Sudan cơ bản quay lại cuộc sống thường ngày.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 của Việt Nam thay thế bệnh viện số 1 sang Nam Sudan làm nhiệm vụ tại Ph🥂ái bộ Liên Hợp Quốc cuối năm 2019. Từ ngày tiếp quản đến n🍨ay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 160 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú.