Với kinh phí lên đến 200 triệu USD, Killers of the Flower Moon (tên Việt: Vầng trăng máu) của đạo diễn Martin Scorsese gợi nhắc về bối cảnh nước Mỹ những năm 1🌼920 ở vùng Oklahoma.
Theo Variety, tác phẩm ꦿkhiến nhiều khán giả hài lòng nhờ sự nghiên cứu bối cảnh, phục trang sát với thực tế. Bên cạnh việc ghi hình ở địa điểm có thật, Scorsese còn tham khảo ý kiến từ thổ dân Osage, đồng thời tìm hiểu lị🌠ch sử và văn hóa, lắng nghe những kỳ vọng của họ.
Đạo diễn gốc Italy cho rằng trang phục đại diện cho bộ mặt cộng đồng Osage. Trong một cuộc phỏng vấn với Deadline, Scorsese nói điều quan trọng là tìm được một người có kiến thức chuyên sâu, hiểu rõ về cuộc sống hàng ngày của người da đỏ. Ông thuê Jacqueline West - đề cử giải Oscar cho Thiết kế phục trang xuất sắc năm 2021 - đ🎐ảm nhiệm phần tạo hình nhân vật. "Trong phim, khi những vấn đề trở nên tồi tệ hơn với Mollie (Lily Gladstone đóng) thì tủ đồ của cô ấy cũng phải thay đổi", West nói.
West mời Julie O'Keefe - có 10 năm điều hành cửa hàng quần áo người Mỹ bản địa - làm cố vấn chuyên môn. O'Keefe giúp đoàn phim phân tích sự khác nhau giữa trang phục của các quận trong khu tự trị Osage, từ màuꦐ sắc, chất liệu cho đến cách dùng ruy băng, trâm cài🧸.
Trước khi dự án bấm máy, West dành bốn tháng đọc tác phẩm gốc, nghiên cứu sách báo về văn hóa. Ở Oklahoma, nhà thiết kế tiếp xúc với thổ dân Osage để xin nhiều bức ảnh làm tư liệu cho quá trình thiết kế. Hầu hết đồ 𓆏truyền thống như chăn, váy áo được nhóm của West sáng tạo, trang sức và phụ kiện do các nghệ nhân đảm nhiệm. Đội ngũ sử dụng hơn 1.000 chiếc chăn từ công ty dệt may Pendleton. Các công nhân may phần lớn chăn, số khác được các thành viên trong cộng đồng Osage cho mượn hoặc mua thêm.
Bên cạnh phục trang, bối cảnh là yếu tố cần thể hiện chính xác để phản ánh sự trù phú của Osage. Nhóm của Jack Fisk𒁃 - đề cử Oscar hạng mục Thiết kế sản xuất xuất sắc năm 2015 - đảm nhiệm vị trí thiết lập cảnh quan. Khi đến Oklahoma, một thách thức đặt ra cho đội ngũ sản xuất: Sử dụng những công trình có sẵn hoặc xây dựng mọi thứ từ đầu.
Theo CNN, tác phẩm của Scorsese cần được quay ở không gian lớn, nên đoàn phim chọn thành phố Pawhuska để ghi hình. Vào tháng 4/2021, chính quyền có kế hoạch phá dỡ khu vực ga vận chuyển hàng hóa cũ ở Pawhuska để xây khu vui chơi và công viên. Đoàn phim đã đề nghị cá🍨c ban ngành dời ngày thi công và xin được giấy phép để dựng lại nhà ga. Ngoài ra, êkíp còn mang đến trường quay 350 m đường ray và một đầu máy xe lửa.
Để tái tạo thị trấn, Fisk nghiên cứu tư liệu và các bản phác thảo cấu trúc🌌 các công trình để dựng lên khoảng 40 bối cảnh. Êkíp còn phủi bụi đất lên dãy nhà để khung cảnh trở nên sống động, mang nét đặc trưng của miền Tây nước Mỹ.
Theo IndieWire, ban đầu, Fisk lên kế hoạch tìm hiểu lai lịch các nhân vật để phác thảo nơi ở của họ, bởi căn nhà là chìa khóa để gắn kết toàn bộ chi tiết phim. Khi nghiên cứu hồ sơ lưu trữ của quận, Fisk phát hiện Mollie sống ở nhà mẹ ruột nhiều năm rồi chuyển đến trang trại sau khi cưới Ernest Burkhart (Leonardo DiCaprio). Cô còn mua ngôi nhà nhỏ cách đó năm dãy nhà để ở gần bác sĩ trong thời g💯ian chữa bệnh. Cuối cùng, Mollie chuyển đến sống cùng John Cobb sau khi ly dị Ernest. Hai trong số bốn căn hộ được tái hiện trong tác phẩm, gồm mộ𝔍t ngôi nhà ở Fairfax do Mollie mua cùng chồng, và trang trại của Ernest.
Fisk dành nhiều thời gian sơn sửa khu nghĩa trang người Osage, bởi trong phim nhắc nhiều đến cảnh đưa tiễn nạn nhân qua đời trong vụ thảm sát. Scorsese lồng ghép các trường đoạn này để khắc họa nỗi đau của thổ dân châu Mỹ, đồng thời lên án sự bất công và phân biệ𒐪t chủng tộc.
Đội ngũ xây một giàn khoan dầu và ứng dụng công nghệ đồ họa vi tính CGI cho cảnh quay trang trại nhà William Hale (Robert De Niro), gợi không gian rộng lớn, mênh mông.
Killers of the Flower Moon dựa trên cuốn sách phi hư cấu cùng tên - thuộc thể loại hình sự - của nhà báo David Grann. Phim tập trung vào một loạt vụ giết người ở bộ tộc Osage. Tác phẩm đánh dấu lần thứ bảy hợp tác giữa đạo diễn 80 tuổi với DiCaprio và lần thứ 11 làm việc cùng De Niro. Tác phẩm có thời lượng 3 tiếng 26 phút, dài thứ hai trong số các phim của Scorsese, sau The Irishman (2019).
Quế Chi