Bệnh do nhiễm nấm Candida tro🔥ng hệ thống đường tiêu hóa khi cơ thể có𝔉 sức đề kháng yếu.
Mối nguy hiểm "rình rập" hệ tiêu hóa từ nấm candida
Nấm candida có thể trú ngụ trong ruột, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và đường tiêu hóa, gây ra nấm đường tiêu hóa. Cũng giống như nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác, loại nấ🌜m này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong những môi trường thuận l🌄ợi như hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, người già có hệ miễn dịch yếu hay những người mắc các bệnh như AIDS, ung thư, tiểu đường…
Hệ thống đường tiêu hóa trải dài từ miệng đến hậu môn với nhiều phần khác nhau. Nấm có thể khu trú ở một số địa điểm như thực quản, dạ dày hoặc đại tràng. Chúng cũng có thể tấn công toàn bộ đường tiêu hóa và gây nên nhiều triệu chꦦứng khác nhau. Có ba dạng nhiễm nấm điển hình:
- Nấm thực quản: Bệnh nhân thường có cảm giác khó nuốt và nuốt đau. Bệnh được chẩn đoán dựa v𓂃ào nội soi đường tiêu hóa thấy những mảng t☂rắng ở thực quản và sự hiện diện của nấm trên những mảng trắng này.
- Nấm dạ dày: Người bệnh thường buồn nôn ó🍸i, sình bụng, đau dạ dày hoặc đau bụng nhiều lần sau khi ăn.
- Nấm đường ruột: Người bệnh bị tiêu chảy, thức ăn không được hấp thụ dẫn dến suy dinh dưỡng, mấ☂t nước, ảnh hưởng đến tính mạng. Triệu chứng tiêu chảy khi bị nấm ruột không khác gì so với tiêu chảy do nguyên nhân khác nên dễ gây ra nhầm lẫn. Khi bị nấm đường tiêu hóa, người bệnh có thể có các triệu chứng như ăn không tiêu, giảm cân nhanh, đi tiêu nhiều... Bệnh được chẩn đoán dựa vào việc tìm thấy nấm trong phân qua xét nghiệm.
Ngừa bệnh nấm đường tiêu hóa
Theo ജcác chuyên gia tiêu hóa, loại nấm gây bệnh trong đường tiêu hóa thườ🍸ng gặp hiện nay là nấm Candida. Candida có khoảng 300 loài và loài gây bệnh phổ biến là nấm Candida tropicalis, Candida parasilosis, Candida guilliermondii, Candida glabrata...
Nấm Candida có ở khắp nơi, đặc biệt dễ theo thức ăn nhiễm vào đường ruột. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, loại này mới sinh sôi nảy nở nhiều và gây bệnh. Theo các chuyên gia, nấm là một bệnh lý cơ hội, thường chỉ xảy ra khi có sự suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Để hạn chế bệnh lý do nấm gây ra, trước hết, người dân cần có ý thức trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt không được tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc gây suy giả💯m miễn dịch cho cơ thể, điển hình là c🥂ác thuốc có chứa Corticoid.
Ngoài ra, người tiêu dùng cần vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt vận động để cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc phải các bệnh mạn tính,ꦆ dễ tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển.
Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, nhiều đường cũng góp phần tăng nguy cơ nhiễm nấm. Do đó, người dân nên hạn chế ăn, uống những thực phẩm có n꧑hiều đường. Người bệnh nên ăn những thực phẩm có tác dụng ức chế sự phát triển nấm như dầu dừa, tỏi, quả hạnh nhân, đặc biệt là loại sữa chua chứa men vi sinh sống Probiotics để b෴ổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong đường ruột. Hại khuẩn là một trong những tác nhân gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đầy hơi ợ hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón, hội chứng kích thích ruột, viêm ruột, trĩ… Một trong những cách ngăn chặn hại khuẩn là tiêu thụ men vi sinh sống Probiotics mỗi ngày để tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, xây dựng hệ miễn dịch mạnh và hệ tiêu hóa cân bằng. Trên thị trường hiện nay, sữa chua Vinamilk Probi là sản phẩm ứng dụng thành tựu nghiên cứu khoa học giữa Vinamilk và Tập đoàn quốc tế Chris Hansen (Đan Mạch), bổ sung hàng tỷ men vi sinh sống Probiotics L.Casei 431, giúp tăng cường sức khoẻ đường ruột mỗi ngày. Đầu tháng 5 vừa qua, kết quả nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho thấy Probiotics L.Casei 431 giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể. |
Ngọc Bích