Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở ở Washington, Mỹ,🌠 hôm qua công bố những hình ảnh chụp vào cuối tháng☂ một, cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo.
Theo NYTimes, hệ thống radar như vậy có thể được sử dụng để phát hiện các hoạt động tàu thuyền qua ꦕlại và đo dòng chảy đại dương, đồng thời có khả n🌳ăng theo dõi máy bay. Trung Quốc cũng lắp đặt một số radar khác trên đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa và đá Gạc Ma tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông dựa trên yêu sách "đường 9 đoạn" nước này tự đưa ra, đi vào sát bờ của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam. Trong một báo cáo vào tháng trước, CSIS nói rằng việc tăng ꧒cường hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông khiến Biển Đông có nguy cơ "biến thànꦅh ao nhà của Trung Quốc" vào năm 2030.
"Hệ thống radar này là một mảnh ghép quan trọng trong tính toán của Trung Quốc - cùng với hệ thống phòng không tiên tiến và phạm vi hoạt động gia tăng của máy bay - để Bắc Kinh hướng tới mục tiêu là thiếtꦬ lập quyền kiểm soát trên vùng ♒biển và vùng trời theo yêu sách đường 9 đoạn", báo cáo công bố trong tuần này của CSIS đánh giá.
Chuyên gia Gregory Poling của CSIS cho rằng hệ thống radar đặt ra đe dọa với các nước láng giềng, vì trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng số lượng tàu và máy bay ở quần đảo Trường Sa, hệ thống radar sẽ giúp họ có thể gia tăng áp lực với các quốc gia lân c✅ận.
Ông cho rằng mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là khiến các quốc gia tuyên bố chủ quyền chồng lấn𒁏 khác ở Đông Nam Á không thể hoạt động trong hoặc xung quanh quần đảo Trường Sa mà không được sự chấp nhận của Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, "radar sẽ đóng vai trò rất quan trọng nếꦦu Trung Quốc thực hiện chiến lược chống tiếp cận khu vực, nhằm làm giảm khả năng hoạt động tự do của Mỹ" tại Biển Đông, bao gồm cả việc đưa lực lượng đến Biển Đông trong trường hợp nổ ra khủng hoảng t♍ại Đông Bắc Á, ông Poling nhận xét.
Mục đích quân sự
Khi được hỏi về cơ sở radar tại Trường Sa, bà Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm qua rằng bà không biết chi tiết, tuy nhiên, bà nhắc lại tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị rằng các công trình Trung Quốc 💙xây dựng ở Trường Sa là nhằm phục vụ "lợi ích chung", và kêu gọi phóng viên không xoáy sâu vào các vấn đề quân ✃sự.
"Hầu hết mọi người trong🧔 khu vực đều hiểu rằng những thiết bị Trung Quốc xây dựng chủ yếu là vì những lý do chiến lượꦏc, dùng cho mục đích quân sự, chứ không phải là dân sự", Ian Storey, một chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đánh giá. "Nhưng đương nhiên Trung Quốc sẽ lấy cớ là vì mục đích dân sự".
"Họ không cần đường băng dài 3.000 m để cất hạ cánh máy bay dân sự, cũng không cần radar tần số cao để cung cấp cảnh báo sớm về giao thông thương mại trên đường biển", chuyên gia Poling nói. "Radar vốn dĩ có thể p♉hục vụ cho hai loại mục đích, và cũng giống như những cơ sở hạ tầng khác Tr☂ung Quốc thiết lập ở Trường Sa, giá trị sử dụng thật của nó là cho mục đích quân sự".
"Các radar Trung Quốc bố trí ở Trường Sa là nhiều hơn mức cần thiết để giám sát và đảm bảo a💜n toàn giao thông dân sự", ông 🐟Poling nhận xét. "Việc Trung Quốc làm giống như là "xây lâu đài nhưng biện minh rằng sẽ chỉ dùng sàn nhà", ông nói.
Theo USNI, Bryan Clark, chuyên gia pꦦhân tích hàng hải tại Trung tâm Đánh giá chiến lược và Ngân sách (CSBA), cho rằng radar tần số cao trên đá Châu♏ Viên có thể dùng để phát hiện máy bay tàng hình.
Những radar tương tự của Mỹ có thể phát hiện các mục tiêu ở phạm vi vượt đường chân trời - khoảng 120 - 320 km. Tuy nhiên, phiên bản của Trung Quốc và Nga còn có thể phát hiện s൲ự hiện diện của máy bay quan sát tầm thấp, ông Clark nói.
"Nếu tôi là Trung Quốc, đây là thứ tôi muốn thiết lập để theo dõi các hoạt động hàng hải và hàng không", ông nhận xét thêm. T𒀰rung Quốc đã lắp đặt hệ thống radar tương tự trên bờ biển nước mình và sử dụng nó để phát hi🃏ện sự hiện diện của máy bay tàng hình.
Radar tần số cao trên đá Châu Viên có thể truyề👍n tín hiệu trở lại Trung Quốc để cung cấp thông tin cho các hệ thống radar có khả năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn quét lại, rồi sau đó chuyển những dữ liệu này về hệ thống tên lửa phòng không. Radar cũng có thể cung c🍎ấp thông tin cho các chiến đấu cơ của Trung Quốc biết nơi đánh chặn đối thủ.
Fox News hôm 23/2 đưa tin tình báo Mỹ ghi nhận sự hiện diện của các chiến đấu cơ Shenyang J-11 và Xian JH-7 của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm trong những ngày gần đây. Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chính là nơi Trung Q🦄uốc hôm 17/2 bị tố triển khai phi pháp tên lửa đất đối không HQ-9.
Dự đoán về cách phản ứng của quốc tế trước việc Trung Quốc bố trí radar, ông Poling cho rằng động t👍hái này sẽ tiếp tục thổi bùng căng thẳng với các quốc gia trong khu vực và cường quốc bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản và Australia. Nó sẽ càng làm củng cố cách nhìn ở Đông Nam Á và bên ngoài 𓃲rằng Trung Quốc không có ý định thay đổi và tìm kiếm giải pháp công bằng với các nước láng giềng.
Động thái của Trung Quốc sẽ khiến các nước láng giềng gia tăng củng cố tiềm lực quân sự và thắt chặt quan hệ an ninh với Mỹ, Nhật Bản, Australia, và những nước khác. Các nước liên quan sẽ khuyến𒁃 khích và thúc đẩy các hoạt động thách thức yêu sách của Trung Quốc, chẳng hạn như hoạt động tự do hàng hải của Mỹ và hoạt động tuần tra của Australia.
Với việc Trung Quốc có thể ho♔àn thành xây đảo nhân tạo trong vài tháng tới, và tòa trọng tài quốc tế dự kiến ra phán quyết cho vụ Philippines kiện yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc vào tháng 5, có thể nói rằng căng thẳng sẽ chỉ tăng chứ không giảm trong năm 2016, ông Poling bình luận.
Phương Vũ