Trong chưa đầy một tháng, Triều Tiên đã hai lần bắn tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản và thử thành công bom nhiệt hạch, làm gia tăng nguy cơ xung đột quân sự quy mô lớn trên bán đảo Triều Tiên. Nếu kịch bản này xảy ra, Bình Nhưỡng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để phát động tấn công xung điện từ (EMP) nhằm vào mạng lưới vệ tinh của Washington và đồng minh, theo National Interest.
Vũ khí hạt nhân sẽ giúp Triều Tiên vô hiệu hóa ưu thế công nghệ cao của Mỹ. Việc kích nổ ♌một đầu đạn hạt nhân trên quỹ đạo gần Trái Đất sẽ tạo ra xung điện từ (EMP) lớn đột biến, đốt cháy mọꦑi mạch điện trên một khu vực địa lý rộng lớn.
Vũ khí EMP không phải yếu tố quá mới lạ. Nó xuất hiện từ thời Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ tiến hành vụ th♌ử hạt nhân Starfish Prime vào năm 1962, khiến hàng loạt hệ thống điện tử trên mặt đất bị vô hiệu hóa. Kết quả thử nghiệm chứng tỏ mạng lưới chỉ huy và điều khiển của quân đội Mỹ có thể bị tiêu diệt chỉ bằng một vài đầu đạn hạt nhân kích nổ trên không gian.
Hồi đầu năm nay, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn𝓡 đạo xuyên lục địa (ICBM) ở quỹ đạo tầm cao, giúp họ đánh giá khả năng sống sót của thiết bị hồi quyển. Các vụ thử cũng cho thấy Bình Nhưỡng đang tiếp cận giải pháp dùng vũ khí EMP.
Một báo cáo năm 2008 của Ủy ban EMP thuộc Hạ viện Mỹ cho biết việc kích nổ vũ khí hạt nhân ngoài bầu khí quyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng quan trọng như mạng lưới điện, hệ thống liên lạc viễn thông, cũng như các nhà máy sản xuất công nghiệp. Triều Tiên đã đủ sức gây thiệt hại lớn đến cơ sở dân sự không được bảo vệ ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ausꦆtralia bằng vũ khí EMP.
Trong trường hợp Triều Tiên kích nổ vũ khí EMP, ước tính có khoảng 803 vệ tinh trong quỹ đạo tầm thấp quanh Trái Đất sẽ mất khả năng hoạt động. Quá trình khôi phục hoàn toàn mạng lưới vệ tính có thể kéo dài tới vài năm, khiến Mỹ mất khả năng trinh sát và liên lạc toàn cầu, một trong những ưu th꧋ế mạnh nhất của nước này.
Duy Sơn