-
14h41
Còn 45 đại biểu Quốc hội chờ chất vấn
Kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc vẫn còn 45 đại♔ biểu đăng ký nhưng do không đủ thời gian, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu gửi văn bản chất vấn tới Bộ trưởng.
Lần đầu đăng đàn trả lời chất vấn, nhưng theo Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời thẳng thắn, không né tránh những vấn đề thuộc quản lý ngành. "Cơ bản r𝕴ất bình tĩnh, tự tin dù nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận dồn dập", ông nhận xét.
-
14h40
Chưa thanh toán tiền cho trọng tài tại SEA Games vì thủ tục
Giải đáp thêm về ý kiến đại biểu phản ánh nhiều quan chức, trọng tài, giám sát quốc tế cũng như Việt Nam chưa nhận được chế độ làm nhiệm vụ tại SEA Games 31, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, nói tổng kinh phí cho sự kiện thể thao này là 750 tỷ đồng. Bộ Văn hóa đượcღ thụ hưởng gần 500 t🌞ỷ đồng; số còn lại phân bổ cho một số bộ ngành và 12 địa phương tham gia tổ chức sự kiện này.
Trong số kinh phí của Bộ Văn hóa,🦄 có hơn 28 tỷ đồng chi trả cho những người làm nhiệm vụ trọng tài, quan chức kỹ thuật của nước ngoài tại SEA Games 31. Tổng số ngưꦇời thực hiện nhiệm vụ này là 1.200.
Theo ông Hùng, theo thông lệ quốc tế, những người này được nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản tùy theo quy định nước chủ nhà. Tuy nhiên, theo quy định Việt Nam thì phải chi trả bằng tài khoản. Nh𒅌ưng một số trọng tài đề nghị nhận tiền mặt. Vì vậy Bộ Văn hóa đã báo cáo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, trao đổi với Bộ trưởng Tài chính và được đồng ý xử lý cho 259 người nhận tiền mặt là 2,5 tỷ vì khó khăn trong thanh toán qua tài khoản. Số còn lại chuyển qua tài khoản.
"Theo quy định, người nhận tiền qua tài khoản phải cung cấp tên ngân hàng, người thụ hưởng, địa chỉ🌃 ngân hàng nước đó, photo hộ chiếu hoặc vé máy bay gửi c♋ho cơ quan Việt Nam. Số tiền để chi cho việc này đã có, chỉ là vấn đề thủ tục. Bộ đã giao Tổng cục Thể dục Thể thao đôn đốc các trọng tài gửi hóa đơn thông tin theo yêu cầu của kho bạc và ngân hàng. Như vậy chúng ta không nợ số tiền này", ông Hùng nói.
Chủ tịch 🥀Quốc hội nói thêm vấn đề chỉ là thủ tục thì "bộ cần tập trung chỉ đạo thanh toán sớm, dứt điểm, không ảnh hưởng đến uy tín nước chủ nhà".
-
14h30
Phó thủ tướng: Sẽ đề xuất giảm thuế xăng dầu
Tham gia làm rõ vấn đề liên quan, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ🌄, ngành có giải pháp kiểm soát lạm phát, khắc phục những tồn tại, hạ🍒n chế mà các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên chất vấn.
Riêng với xăng dầu, Phó thủ tướ🅘ng cho biết, liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ đề xuất giải pháp để bình ổn giá xăng dầu𒉰, nhất là rà soát khoản chi phí định mức, lợi nhuận định mức trong giá xăng dầu.
Cùng đó, hai bộ nghiên cứu điều c📖hỉnh thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường để giảm giá mặt hàng này.
Với thị trường trái phiếu, bất động sản, ông nói, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tập trung giải pháp ổn định, làm sạch và🧜🌳 minh bạch hoá để thị trường này phát triển ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường
-
14h25
Chỉ có Tân Hoàng Minh chưa trả được nợ trái phiếu khi hủy giao dịch
Tham gia tr♉anh luận, ông Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng Bộ trưởng nói năm 2025 đạt 25% GDP, nhưng tới cuối 2021 quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã đạt hơn 18% GDP (gần 51 tỷ USD). Nếu so với 2018, quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã tăng ba lần.
"Phải chăng vừa qua đã buông lỏng, và như cảnh báo của Bộ trưởng là không hiệu quả?", ông nói, dẫn chứng vừa qua Thanh tra của Bộ sau thanh tra 358 doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì 57 doanh nghiệp thua lỗ, 45🅰 đơn vị có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 10.
Trong số 20 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu nhiều nhất năm vừa qua, có doanh nghiệp phát hành gấp chục lần vốn chủ sở 🐬hữu. Có doanh nghiệp bất động sản phát hành lãi suất cao, gần 13%; có doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 153 tỷ nhưng phát hành hơn 7.200 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ phát hành trên vốn chủ sở hữu là 47 lần. Có công ty phát hành 7.700 tỷ đồng trái phiếu nhưng vốn chủ sở hữu chỉ 270 tỷ đồng, tỷ lệ 28 lần.
Theo ông Nghĩa, quan trọng nhất là 🐻cần có giải pháp quản lý để 51 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp tồn động không phát sinh hậu quả tiêu cực như khủng hoảng nhà đất những năm trước đây. Điều này có liên quan đến ngành ngân hàng, nên vừa rồi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo thanh tra các ngân hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, ông Nghĩa cho rằng cần giải pháp cho tương lai.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết số liệu do Ủy ban chứng khoá༒n và vụ Tài chính Ngân hàng cung cấp thì trái phiếu doanh nghiệp tương đương 15%. "Đại biểu băn khoăn từ trước đến nay trái phiếu doanh nghiệp này có trả nợ được không? Chỉ trừ trường hợp Tân Hoàng Minh hiện nay chưa trả được nợ khi hủy giao dịch, các doanh nghiệp còn lại đều trả được nợ, nghĩa là dòng trái phiếu doanh nghiệp vẫn trung chuy꧑ển bình thường", ông Phớc khẳng định.
Là cơ quan hành pháp, Bộ Tài chính phải thực hiện theo đúng Luật Chứng khoán và Nghị định 153. Phiếu phát hành riêng lẻ thì cơ quan Nhà nước gần như không cấp phép và không quản lý, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh, nên trái phiếu sẽ do doanh nghiệp phát hành, vay trả, các cơ quan không can thiệp. Chỉ khi thấy bất thường thì mới đặt vấn đề cơ quan Nhà nước phải quản lý. Luật Chứng khoán cũng không đưa ra điều kiện phát hành, cần phải doanh nghiệp có lãi hay cần tài sản đảm bảo. Do đó, trong nghị định 153 cũng🧔 không thể quy định được điều kiện phát hành.
"Doanh nghiệp phát hành trái phiếu, sau đóꦯ thì sẽ có trách nhiệm trả lại tiền, nhưng phải phát hành đúng trình tự, quy định của pháp luật. Vừa rồi chúng ta xử lý những trường hợp phát hành không đúng quy định", ông Phớc nói.
-
14h20
Quay thưởng Vietlott theo mã số hóa đơn điện tử
Chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh hỏi về kết quả triển khai hóa đơn điện tử và Bộ Tài chính có cơ chế, c♑hính sách﷽ gì để hỗ trợ việc triển khai hóa đơn điện tử ở địa bàn vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Trả lời, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói, giai đoạn 1 về hóa đơn điện tử, Bộ 🎀triển khai ở 6 địa phương - nơi chiếm 4 tỷ hóa đơn điện tử.
Từ tháng 4 đến nay, đã triển khai được 93% là hóa đơn điện tử (đạt 7 tỷ hóa đơn). Đến 1/7, tất cả doanh nghiệp trên cả nước phải dùng hóa đơn điện tử. Khi áp dụng, ông Phớc nói sẽ có rất nhiều lợi ích c🦹ho doanh nghi🍌ệp, nhà nước, người dân.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn các địa phương và Vietlott quay thưởng theo mã số hóa đơn để khuyến khích người dân lấy hóa đơn điện tử. Bộ cũng áp dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý dữ liệu lớn để n🍰găn chặn rủi ro, trục lợi chính sách, ngăn chặn bán hóa đơn giả, hoàn thuế giá trị gia tăng không chính xác.
Việc triển khai hóa đơn điện tử thực hiện ở doanh nghiệp, tổ chức.♚ Các hộ gia đình vùn💝g sâu, vùng xa chưa có máy tính, điện thoại thông minh, ông nói "có thể dần dần".
-
14h15
Dự toán ngân sách chưa sát, nhưng thu vượt là "nỗ lực lớn"
Cuối phiên chất vấn sáng nay, bà Trịnh Thị Tú Anh, đại biểu tỉnh Lâm Đồng cho rằng, thu ngân sách nhà nước năm 2021 tăng 225.000 tỷ đồng so với dự toán và tăng 202.000 so với báo cáo Quốc hội làm ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán cho năm sau, th♚ể hiện năng lực dự báo còn chưa tốt. Bà muốn biết giải pháp từ Bộ Tài chính để nâng cao năng lực dự báo, phân tích thu ngân sách trong nước.
Giải đáp, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, thường tháng 9 của năm trước bắt đầu xây dựng dự toán ngân sách. Hai năm vừa qua do ảnh hưởng dịch🅠 bệnh Covid-19 nên quý I và II năm 2021 tăng trưởng thấp, 4🦹,64%; sang quý III âm 6%.
Với bối cảnh như vậy, ông cho rằng việc xây dựng dự toán chưa ꦰsát thực tế nhưnꩲg số thu thực hiện được năm 2021 là nỗ lực lớn của ngành, trung ương và địa phương. Năm ngoái, tổng thu ngân sách năm ngoái đạt 1,568 triệu tỷ đồng, vượt 225.000 tỷ đồng. So với số thu năm 2020 tăng 3,9%, trong khi tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,58%.
-
14h00
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do khiến cổ phần hoá chậm
Cuối phiên chất vấn sán꧒g nay, bà Leo Thị Lịch (Bắc Giang) đề nghị Bộ trưởng Tài chính cho biết "trách nhiệm khi để cổ phần hoá chậm".
Ông Nguyễn Đại Thắng, đại biểu tỉnh Hưng Yên cũng nhận xét, năm 2021 thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ🍃c chỉ đạt 4.402 tỷ đồng, bằng 11% dự toán. Như vậy, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhàꦜ nước tại doanh nghiệp chưa đạt kế hoạch đề ra.
"Bộ trưởng cho biế🍸t nguyên nhân do đâu và giải pháp để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo đảm đạt mục tiêu đề ra", ông chất vấn.
Trả lời, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, lý do khiến cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước chậm từ năm 2018 đến nay, là do hồ sơ cổ phần hoá không được lập, phương án cổ phần hoá không được phê duyệt. Vướng mắc chính là đánh giá giá trị d꧒oanh nghiệp, phương án sử dụng đất do UBND các tỉnh, thành phố gần như không phê duyệt và giải quyết những tồn tại ở các doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá.
-
14h00
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tiếp tục trả lời chất vấn