Hiền Thục làm mẹ đơn thân suốt 18 năm. Giữa tháng 10, con gái cô vào đại học ở TP HCM. Ca sĩ chia sẻ về quá trình nuôi dạy con trưởng thành.
- Cảm xúc của chị thế nào khi con gái vừa vào đại học?
- Ở tuổi 18, cuộc đời Gia Bảo lật sang một trang mới. Mỗi dịp đặc biệt của con tôi đều xúc động vì bé là tài sản quý giá nhất của đời tôi. Khi bé chọn trường, đăng ký ngành học, vui mừng reo lên: "Từ hôm nay con có thể quyết định mọi thứ về cuộc đời mình". Lúc đó, tôi động viên nhưng không quên nhắc nhở con bé làm gì cũng được nhưng phải nằm trong khuôn khổ cho phép của mẹ. Tôi không bắt Gia Bảo học thật giỏi nhưng nhất thiết không được lười biếng. Tôi nói với con phải biết xoay chuyển cuộc đời vì không ai có bổn phận đối xử tốt với mình. Con gái tôi không c✤ần phải trở thành người xuất chúng hay ông này bà nọ nhưng phải là người tốt, có lòng trắc ẩn.
- Chị trải qua những khó khăn gì suốt 18 năm làm mẹ đơn thân?
- Tôi biết ơn con gái vì chọn tôi làm mẹ, m🎃ang cho tôi niềm hạnh phúc vô tận. Tôi quyết định sinh ra con ra nên sao phải than phiền về việc nuôi nấng. Chỉ cần ở bên con, mọi giông tố bên ngoài đều có thể vượt qua.
Tôi thấy làm mẹ đơn thân không có gì vất vả, tốn kém cả, chỉ đau đầu ở việc cùng con trải qua những biến chuyển tâm lý trong từng giai đoạn phát triển. Ngày Gia Bảo còn nhỏ, mẹ con tôi như hai người bạn, chuyện gì cũng kể cho nhau nghe. Nhưng khi con bé lên 15 bước sang tuổi 16, bỗng dưng không nói chuyện với tôi nữa. Khi nào tôi hỏi con gái mới trả lời nhưng cũng qua loa cho có chuyện. Lúc đó, tôi thấy bất lực, giận và ghét con bé. Từ phòng khách đến phòng tôi phải đi qua phòng Gia Bảo nhưng tôi không thèm vào hỏi thăm con. Mỗi tối, tôi đều nằm khóc vì 🐼cảm giác như con gái đã đóng mọi cánh cửa giao tiếp với mẹ. Cứ như vậy qua một năm, chúng tôi mới có thể trở lại thân thiết như trước.
Trong thời gian con bé trải qua sự khủng hoảng tuổi dậy thì, tôi tìm mọi cách để tiếp cận con. Tôi nhắn tin cho con bé rồi viết những lá thư ngắn. Từ từ, Gia Bảo cảm nhận sự yêu thương, lo lắng của tôi. Tôi nghĩ khi con cái ương bướng, cha mẹ phải tập tính kiên nhẫn, không nên trách mắng, như vậy sẽ càng đẩy chúng ra xa, không bao giờ có thể cứu vãn được. Cũng may Gia Bảo hiểu chuyện nên chúng tôi cù🦩ng vượt qua thời gian khó khăn đó.
- Mỗi khi nghe người ngoài nhắc về Gia Bảo, cảm giác của chị thế nào?
- Trong mắt tôi, Gia Bảo rất ngố, không lanh l♋ợi như con người ta. Nhưng bạn bè tôi lại nhận xét khác tôi. Họ nói Gia Bảo chỉ nhõng nhẽo khi ở bên cạnh mẹ, còn với người lạ rất chín chắn. Điều đó được thể hiện qua việc bé một mình từ trong nꦺước sang Mỹ thăm tôi vào dịp Noel cách đây vài năm. Khi đó, con bé biết cách tạo niềm tin để người khác cho mượn thẻ thanh toán nạp tiền điện thoại, gọi cho tôi ở sân bay. Tôi rất ngạc nhiên về sự thích nghi môi trường mới của con.
- Quan niệm dạy con của chị ra sao?
- Tôi uyển chuyển giữa sự cứng rắn của một người bố, mềm mỏng của người mẹ. T🎶ôi thấy tự hào vì chưa từng phải dùng đòn roi để dạy dỗ Gia Bảo. Khi nào con không nghe lời, tôi sẽ nghiêm mặt đi ra ngoài và bảo: "Con ở nhà quận 2 đi, mẹ sang nhà quận 3 ở. Mẹ thương con nhưng giờ mẹ không bình tĩnh để nói chuyện cùng con". Tôi nghiêm khắc để Gia Bảo biết kính sợ như vậy mới thành người được.
Tôi cũng rất bảo bọc con. Từ nhỏ đến lớn, tôi đều chở con đến trường rồi đưa về nhà. Có lần bạn Gia Bảo đến nhà đón con bé đi chơi. Tôi ở nhà trong bụng nơm nớp không yên, sợ con đi xe máy gặp nℱguy hiểm. Tôi cũng biết đôi lúc bảo bọc con quá sẽ khiến bé ỷ lại vào mẹ. Nhưng tôi không có lựa chọn nào khác vì tôi chỉ có con một.
- Chị tư vấn gì cho Gia Bảo về chuyện tình yêu?
- Tôi lấy những trải nghiệm của bản thân để truyền đạt cho Gia Bảo khi con có bạn trai. Tôi thường trò chuyện với con về tình yêu, hôn nhân để bé có một đời sống tình cảm trọn vẹn hơn mẹ. Tôi giáo 🌼dục về giới tính cho Gia Bảo để con biết cách bảo vệ bản thân. Ngày xưa, bố mẹ tôi cấm đoán tôi làm mọi chuyện. Vì quá ngoan nên một khi được thả ra ngoài, tôi đi luôn, mang bầu khi mới 20 tuổi.
Tôi không chuẩn bị tâm lý gì cho việc có một ngà💞y nào đó Gia Bảo sẽ xa tôi. Nếu con bé có bạn trai thậm chí đi du học hoặc lấy chồng, tôi phải chấp nhận vì đó là bước phát triển tự nhiên của đời người.
- Chị nghĩ gì trước quan niệm "dùng nghèo để nuôi con trai, dùng giàu để nuôi con gái"?
- Tôi thấy mình đủ "giàu" để nuôi con bằng sự trải nghiệm, dạy con biết cách trân trọng đồng tiền. Tôi thường nói với Gia Bảo tiền mẹ làm ra cũng 🌃bằng mồ hôi, nước mắt, chỉ may mắn hơn người ta ở chỗ là bằng đó thời gian, người khác kiếm được một đồng, mẹ có ba, bốn đồng. Khi con được đủ đầy phải biết chia sẻ, thấy người gặp khó ra tay giúp đỡ, như vậy mới có cuộc sống tích cực, vu🌳i vẻ.
Tâm Giao