Cuối 1953, đầu 1954, khi ch💦iến tranh lạnh đã đi đến đỉnh cao, trên thế giới bắt đầu xuất hiện xu thế các nước lớn đi🌞 vào hòa hoãn, chủ trương giải quyết hòa bình các cuộc chiến tranh khu vực.
Biểu hiện rõ nhất của xu thế này 🦩là các nước lớn Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô trꦺiệu tập Hội nghị ngoại trưởng bốn nước tại Berlin tháng 2/1954 bàn về vấn đề Đức - Áo. Do bất đồng quá lớn trong việc giải quyết các vấn đề chính trị tồn tại sau chiến tranh lạnh, hội nghị thất bại nên chuyển sang bàn vấn đề Đông Dương.
Ngày 18/2/1954, Hội ♉nghị Ngoại trưởng 4 nước ra tuyên bố cuối cùng về việc xem xét vấn đề Đông Dương. Điều này mở ra con đường💮 mới cho khả năng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, Đông Dương thông qua biện pháp thương lượng hòa bình.
Còn ở Việt Nam, chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu ngày 13/3/19༒54. Trải qua ba đợt, liên tục t𝓀rong 56 ngày đêm, chiến dịch giành thắng lợi vào ngày 7/5/1954. Sự kiện giúp chấm dứt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân Việt Nam, làm phá sản kế hoạch Navarre và mưu đồ giành thế mạnh về quân sự hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh trên chiến trườ🌳ng Đông Dương của Pháp, can thiệp Mỹ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ làm ruꦑng chuyển nội bộ xã hội và dân chúng Pháp, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao trào, tạo phân hóa trong chính giới nước này; làm tăng thêm sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Ch🧔iến thắng Điện Biên Phủ tạo thế vững vàng cho đoàn Việt Nam bước vào Hội nghị Geneva với thế thắng, thế mạnh nhờ có🥂 thắng lợi quân sự khắp chiến trường Việt Nam.
"Phương châm đấu tranh của ta là vừa đánh, vừa nói chuyện. Phải chủ động cả hai mặt nhưng yếu tố quyết định vẫn là đấu tranh quân sự. Ta càng đánh càng thắng, nói chuyện càng thuận lợi... Phải tích cực chủ động cả về quân sự lẫn ngoại giao", Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 15/3/1954 nói.
Diễn biến hội nghị
Hội nghị Geneva khai mạc ngày 8/5/1954, trải qua 75 ngày với 31 phiên họp, trong đó có 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp Trưởng đoàn.
Giai đoạn một (8/5/1954 đến 19/6/1954):
Ngoài việc trao đổi chương trình nghị s🐠ự, các đoàn trình bà💛y lập trường về giải pháp cho vấn đề Việt Nam và Đông Dương.
Đoàn Pháp yêu cầu chỉ giải quyết vấn đề quân sự, không đề cập vấn đề chính trị và tách vấn đề Lào, Campuchia ra khỏi vấn đề Việt Nam. Trong khi 🌸đó, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó thủ✨ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu yêu cầu phải có đại d𓆉iện kháng chiến Lào và Campuchia tham dự. Ông Đồng đưa ra lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là giải quyết đồng thời cả hai vấn đề quân sự và chính trị, cả ba vấn đề Việt Nam, Lào, Campuc🐓hia.
Phó thủ tướng nhấn mạnh Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Lào. Việc quân đội nước ngoài phải rút khỏi ba nước 😼Đông Dương là cơ sở quan trọng nhất cho chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ngày 25/5/1954, trong phiên họp hẹp, ông Phạm Văn Đồng đưa ra hai nguyên tắc cho vấn đề đình chiến: ngừng bắn hoàn toàn trên toàn cõi Đông Dương, và điều chỉnh vùng trong mỗi nước, trong từng chiến trường trên cơ sở đất đổi đất để mỗi bên có những vùng hoàn chỉnh tương đối rộng lớn thuận lợi 🍌cho quản lý hành chính và hoạt động kinh tế. Đại diện các bộ tư lệnh có liên quan nghiên cứu tại chỗ những biện pháp ngừng bắn để chuyển tới hội nghị xem xét và thông qua.
Ngày 27/5/1954, Đoàn Pháp đồng ý lấy đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là🌼m cơ sở thảo luận về đề nghị đại diện của hai Bộ Tư lệnh gặp nhau ở Geneva để nghiên cứu việc chia ranh giới những khu vực tập trung quân ở Đông Dương.
Ngày 29/5/195🍨4, sau 4 phiên họp toàn thể và 8 phiên họp cấp Trưởng đoàn, Hội nghị Geneva ra quyết định: ngừng bắn toàn diện và đồng thời, đại diện hai Bộ tư lệnh gặp nhau ở Geneva để bàn về bố trí lực lượng 🥂theo thỏa thuận đình chiến bắt đầu bằng phân vùng tập kết quân đội ở Việt Nam.
Ngày 12/6/1954, Nội các Bidault bị Quốc hội Pháp đánh đổ. Ngày 29/6/1954, Chính phủ Mendes France lên cầm quyền, hứa với Quốc hội Pháp trong vòng một tháng sẽ giải quyết xong vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đây là sự kiện quan trọn🧔g góp phần phá vỡ bế 🌊tắc, thúc đẩy đàm phán tiến triển.
Giai đoạn hai (20/6/1954 tới 10/7/1954)
Trong giai đoạn này, hầu hết Trưởng đoàn các nước về báo cáo, c⛦hỉ có Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ở lại. Các quyền Trưởng đoàn tổ chức các cuộc họp hẹp và họp tiểu ban quân sự Việt - Pháp. Tuy nhiên, ccác cuộc họp hẹp ở Geneva trong giai đoạn này không có tiến triển đáng kể.
Giai đoạn ba (từ 11/7 đến 21/7/19🤡54): Nối lại các cuộc đàm phán cấp Trưởng đoàn
Trong 10 ngày cuối của Hội nghị Geneva, nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi tay đôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các Trưởng đoàn đã diễn ra. Các phiên họp chủ yếu thông qua các văn kiện, kể cả các điều khoản thi hà💟nh Hiệp định. Cuối cùng là 𒆙phiên họp toàn thể bế mạc Hội nghị.
Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đoàn Pháp đàm phán rất gay go về phân chia vĩ tuyến, thời hạn tổ chức tổng tuyển cử và các điều khác của Hiệp 𒊎định.
Vào 24h ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Sau đó, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào, Campuchia cũng♏ được ký.
Ngày 21/7/1954, Hội nghị Gene📖va về Đông Dương họp phiên toàn 🌌thể, ra Tuyên bố cuối cùng gồm 13 điểm, trong đó điều khoản các nước tham gia Hội nghị Geneva cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Kết quả của Hội nghị Geneva
Bên cạnh thỏa thuận chung về việc đình chiến trên toàn cõi Đông Dương, hội nghị còn đem đến những thỏa thuận riêng với mỗi nước, trongꦛ đó có các 🏅hiệp định liên quan đến Việt Nam.
Các hiệp định này gồm 4 nội dung chính. Đó là những điều khoản về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình: ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực 🃏hiện trong thời hạn 300 ngày, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ, đổi vùng, vấn đề mồ mả quân nhân hai bên tham chiến.
Thứ hai, đó là những điều khoản về duy trì và củng cố hòa bình ở Việt Nam: Lập giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 và khu phi quân sự (Sông Bến Hải), vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời, không coi là ranh giới chính trị hay lãnh thổ, cấm tăng việ🔴n nhân viên quân sự, bộ đội, vũ khí và dụng cụ chiến tranh khác vào Việt Nam, cấm xây dựng căn cứ quân sự mới, cấm hai miền không được gia nhập liên minh quân sự nào, cấm sử dụng mỗi miền để phục vụ một chính sách quân sự nào.
Thứ ba, đó là những điều khoản chính trị: vấn đề tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, Hiệp thương hai miền vào tháng 7/1955, tổng tuyển cử tháng 7/1956, tự do chọn vùng sinh sống trong khi chờ đợi, không khủng bố, trả 🥃thù hay phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.
Thứ tư, đó là những điều khoản quy đ🔯ịnh việc tổ chức thi hành Hiệp định: Ủy ban kiểm soát liên hợp, Ủy ban giám sát quốc tế trung lập.
Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Vi𒈔ệt Nam cùng Hiệp định ๊sơ bộ 6/3/1946 và Hiệp định Paris 1973 trở thành ba văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nó chấm dứt ách đô hộ kéo dài𒀰 hàng thế kỷ của thực dân Pháp ở Việt Nam và trên toàn cõi Đông Dương.
Hiệp định cũng là một thắng lợi ngoại giao quan trọng trong cuộc đàm phán quốc t𒊎ế đa phương đầu t🐈iên mà Việt Nam tham gia, tạo nên cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh sau này đặc biệt là tro🏅ng cuộc đàm phán với Mỹ tại Hội ✨nghị Paris về Việt Nam.
Trọng Giáp